Mã tài liệu: 303109
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 122 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
[FONT=Times New Roman] Phân tích cam kết của VN với WTO về dịch vụ phân phối.
1.1 Nội dung cam kết của Việt Nam đối với ngành dịch vụ phân phối khi gia nhập WTO
1.1.1 Cam kết chung của ngành dịch vụ
Cam kết chung hay cam kết nền trong các biểu các kết dịch vụ là là cam kết áp dụng với tất cả các ngành, phân ngành dịch vụ thuộc Biểu cam kết dịch vụ. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết đối với 11 ngành dịch vụ (bao gồm 155 phân ngành dịch vụ). Các ngành dịch vụ mà Việt Nam cam kết là:
• Dịch vụ kinh doanh;
• Dịch vụ thông tin;
• Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan;
• Dịch vụ phân phối;
• Dịch vụ giáo dục;
• Dịch vụ môi trường;
• Dịch vụ tài chính;
• Dịch vụ y tế và xã hội;
• Dịch vụ du lịch;
• Dịch vụ văn hóa, giải trí và thể thao;
• Dịch vụ vận tải, do đó, cam kết nền sẽ áp dụng đối với tất cả các ngành/phân ngành dịch vụ này.
Nội dung đầu tiên trong phần cam kết nền liên quan tới hình thức pháp lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ta cho phép các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức cụ thể tại từng ngành, phân ngành dịch vụ cũng như lộ trình thực hiện sẽ căn cứ vào cam kết trong từng ngành, phân ngành cụ thể. Ta chưa cam kết cho phép các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài được lập chi nhánh, trừ trong một số dịch vụ cụ thể. Ta chỉ cho phép các nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thiết lập chi nhánh trong các phân ngành sau: Dịch vụ pháp lý, Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, Dịch vụ tư vấn quản lý, Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý, Dịch vụ xây dựng, Dịch vụ nhượng quyền thương mại, Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, Dịch vụ ngân hàng, Một số dịch vụ chứng khoán.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài cũng được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, tuy nhiên các văn phòng đại diện này không được phép tham gia các hoạt động sinh lời trực tiếp.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đã được cấp phép trước khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đảm bảo các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục được hưởng các điều kiện, ưu đãi như quy định trong giấy phép đầu tư và sẽ không bị ảnh hưởng bởi các cam kết dịch vụ của Việt Nam trong WTO
Ví dụ: trước khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp A đã được cấp phép mở siêu thị 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để bán buôn/bán lẻ các loại hàng hóa cho người tiêu dùng. Khi gia nhập WTO, ta cam kết tới năm 2009 mới cho phép lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Trong năm 2007, theo cam kết WTO, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được lập liên doanh phân phối trong đó phía nước ngoài chiếm không quá 49%. Tuy nhiên, do giấy phép đầu tư đã cấp cho doanh nghiệp A trước khi Việt Nam gia nhập WTO nên doanh nghiệp này tiếp tục được hoạt động, vận hành siêu thị 100% vốn nước ngoài của mình.
Tuy nhiên, có một lưu ý là đối với các doanh nghiệp được thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì sẽ áp dụng các cam kết trong WTO. Tiếp theo ở ví dụ trên, nếu vào tháng 05 năm 2007, nếu có doanh nghiệp nước ngoài B muốn cung cấp dịch vụ phân phối thì doanh nghiệp B sẽ phải lập liên doanh với đối tác trong nước trong đó vốn của doanh nghiệp B sẽ không quá 49% vốn điều lệ của liên doanh. Đây là cam kết WTO đối với dịch vụ phân phối mặc dù trước đó ta đã cấp phép cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong GATS chỉ áp dụng kể từ khi ta thực hiện cam kết WTO. Do đó, ngay cả khi đã cấp phép cho các siêu thị 100% vốn nước ngoài trước đó, cơ quan quản lý vẫn có thể áp dụng cam kết theo WTO, tức là chỉ cho phép lập liên doanh phân phối 49% vốn nước ngoài trong năm 2007. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với các ngành, phân ngành dịch vụ khác.
Đối với việc đầu tư dưới hình thức mua cổ phần, tại cam kết nền, ta đã đưa ra cam kết về việc nhà đầu tư nước ngoài được tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp không vượt quá 30%, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định khác.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 164
⬇ Lượt tải: 9
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17