Mã tài liệu: 98997
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file: 445 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Phát triển nguồn nhân lực trong đó đặc biệt chú trọng là giáo dục đào tạo đã và đang là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Hội nghị Trung Ưương 6 đã nêu ra 3 nhiệm vụ lớn cho giáo dục đào tạo đó là nâng cao chất lưượng, hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lưượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện 5 giải pháp chủ yếu gồm đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nưước về giáo dục, xây dựng và triển khai chưương trình "xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện", tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp củng cố mạng lưưới trưường lớp, cơ sở giáo dục, tăng cưường đầu tưư cho giáo dục đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm tạo nguồn nhân lực có số lưượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trải qua 15 năm đổi mới ngành giáo dục đào tạo đã thu được những thành quả quan trọng, đã có những bước tiến đáng kể đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, ngành giáo dục của chúng ta vẫn còn đứng trước những thách thức to lớn nhìn chung còn yếu kém về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; giáo dục chưa gắn với sử dụng, đội ngũ giáo viên còn yếu kém; cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và công tác quản lý chậm đổi mới, một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục. Do đó, nhu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu hết sức bức bách. “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001 đã thể hiện quyết tâm đó của toàn Đảng và toàn dân ta. Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược này không chỉ đòi hỏi quyết tâm, kinh phí từ nội bộ nền kinh tế mà nhất thiết phải có sự trợ giúp từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong đó đặc biệt là sự trợ giúp của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nước và các tổ chức tài trợ. Trong đó, việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này đối với phát triển giáo dục là vô cùng quan trọng và đòi hỏi phải được kế hoạch hoá.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vai trò của nó đối với sự phát triển ngành giáo dục
Chương 2 : Thực trạng huy động và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức đối với phát triển ngành giáo dục Việt Nam
Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong phát triển giáo dục ở Việt Nam thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 17