Mã tài liệu: 93345
Số trang: 98
Định dạng: docx
Dung lượng file: 686 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Ngân hàng thương mại(NHTM) là một trong những trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thông qua hoạt động của mình, các NHTM đã góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, là công cụ để điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu của nền kinh tế một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM đã trở thành cầu nối trung gian của ngân hàng Trung ương(NHTƯ) trong việc thực hiện các chính sách kinh tế quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Với thị phần chiếm hơn 70% cả về huy động vốn và cho vay, các NHTM đang giữ vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng của nước ta.
Trong những năm qua, hệ thống NHTM đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và chất lượng các hoạt động với sự đa dạng về các loại hình dịch vụ cung cấp, cụ thể như: thiết lập các chi nhánh, các phòng giao dịch, các ngân hàng bán lẻ trực thuộc từ trung ương đến địa phương… với các dịch vụ như là: bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh kiều hối, chứng khoán... Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động bao trùm, là dịch vụ sinh lời chủ yếu và là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Quả đúng như vậy, hầu hết các hoạt động của ngân hàng nước ta hiện nay phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn mà hoạt động tín dụng cung cấp. Cho nên, nó giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động rất nhạy cảm liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: kinh tế, chính trị, xã hội, sự cạnh tranh găy gắt của các ngân hàng và TCTD khác… nên chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho các hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nước ta nói chung và NHTM nói riêng. Các ngân hàng có điều kiện mở rộng thị trường, tận dụng những kinh nghiệm quản lý, kế thừa các thành tựu công nghệ, tiếp cận và chuyên môn hóa các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại từ đó cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển công nghệ và dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, cũng đặt ra không ít thách thức, rủi ro đối với hoạt động tín dụng về áp lực cạnh tranh mở rộng thị trường và cung cấp các loại hình dịch vụ. Vì vậy, nâng cao chất lượng các hoạt động là mối quan tâm hàng đầu của hệ thống ngân hàng; và là biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng tự chủ, khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trong và ngoài nước. Trong đó, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là yếu tố quyết định đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững và lành mạnh của hệ thống các ngân hàng nước ta.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 755
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16