Mã tài liệu: 23989
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 224 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Do sự phát triển không đồng đều về dân cư, về kinh tế đã dẫn đến một tình trạng là có quốc gia dồi dào lao động, có quốc gia thiếu lao động; từ đó có hiện tượng di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác và hình thành nên thị trường lao động quốc tế.
Thị trường lao động quốc tế là một lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế thế giới, nơi diễn ra quá trình trao dổi, mua bán một thứ hàng hoá đặc biệt - hàng hoá sức lao động giữa các nước.
Hoạt động xuất khẩu lao động hay hợp tác lao động quốc tế đã có từ lâu trên thế giới. Đây là hình thức biểu hiện của quá trình phân công lao động quốc tế ngày càng sâu. Thực tế có hai loại hình xuất khẩu lao động chủ yếu là xuất khẩu lao động trực tiếp và xuất khẩu lao động gián tiếp. Xuất khẩu lao động trực tiếp là việc đưa người lao động của một nước ra ngoài biên giới để làm việc tại một quốc gia hay một lãnh thổ khác trong thời gian nhất định. Xuất khẩu lao động gián tiếp là việc đưa người lao động làm việc trong các công ty liên doanh với nước ngoài, khu chế xuất hoặc gia công thuê cho nước ngoài... Có nhiều nguyên nhân của việc xuất khẩu lao động nhưng cơ bản nhất là do sự chênh lệch về dân số, nguồn nhân lực và tốc độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Vì vậy, có thể nói hoạt động xuất khẩu lao động sẽ còn tiếp tục tồn tại và phát triển.
Từ năm 1992 do có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta đã được xem như là một phương hướng quan trọng để giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập, tạo nguồn thu cho cho Nhà nước, giúp đào tạo tay nghề cho người lao động. Thêm vào đó bản thân nguồn nhân lực Việt Nam lại có lợi thế so sánh là tiền công rẻ, người lao động tiếp thu nhanh các kỹ thuật công nghệ, chăm chỉ, cần cù, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động này.
Không còn là mới mẻ, nhưng cũng không phải là đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này cộng thêm với những khó khăn chung của cả nước khi đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tháng 7 năm 1997 vừa qua, Công ty không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc cần giải quyết. Vì vậy, mục đích của luận văn“ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tại Công ty Hợp tác lao động nước ngoài ” là nêu ra thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam nói chung và ở công ty LOD nói riêng trong thời gian gần đây, từ đó xây dựng những giải pháp chủ yếu để góp phần giải quyết những khó khăn trong việc tổ chức đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc của công ty LOD.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 17