Mã tài liệu: 39237
Số trang: 67
Định dạng: docx
Dung lượng file: 618 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, kinh tế đối ngoại có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy Đảng và nhà nước luôn coi trọng lĩnh vực này và nhấn mạnh “nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công ngiệp hoá của Việt Nam tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế xuất khẩu là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền kinh tế nói chung và cuả mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong hơn hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối...
Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên quan trọng trong ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. với xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế, Nhà nước đã cho phép mở rộng các loại hình doanh nghiệp kể cả quốc doanh,lien doanh, hợp doanh và tư nhân tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đóviệc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và
kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nội dung của bài bao gồm 3 chương:
Chương I: Những cơ sở lý luận về kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong các doanh nghiệp.
Chương II: Hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Tư vấn công nghệ và thiết bị kỹ thuật TECOTEC.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty Tư vấn công nghệ và thiết bị kỹ thuật TECOTEC.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16