Mã tài liệu: 27616
Số trang: 46
Định dạng: docx
Dung lượng file: 472 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa đang là một trong những đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thế giới. Để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động không chỉ trong từng khu vực mà là toàn thế giới. Với tình hình đó, không một đất nước nào có thể phát triển mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì việc tham gia vào nền kinh tế thế giới có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Ở nước ta, khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng nghành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới” .
Bám sát chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu” của Đảng và Nhà Nước, trong những năm qua, thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đổi mới sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta, cũng như góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam cũng đã thiết lập được mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC, WTO…Điều này đã làm cho các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động.
Trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp đều phải tìm cho mình những hướng đi thích hợp nhằm nâng cao được lợi thế của mình, tận dụng được những cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, cũng như vượt qua những thách thức của nó. Một trong những hướng đi đó là nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Và, công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng thị trường trong nước, việc tìm kiếm thị trường đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài cũng là một trong những chủ truơng quan trọng của công ty. Đó cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex” để nghiên cứu. Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung phân tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội trong thời gian qua, tìm ra những thành công và những vấn đề còn tồn tại ở Công ty . Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.
Đề tài được chia làm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex trong thời gian qua.
Chương 2: Phương hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Haicatex đến năm 2015.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 243
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 227
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 149
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16