Mã tài liệu: 295457
Số trang: 51
Định dạng: zip
Dung lượng file: 168 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Lời nói đầu
Qua 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến và đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, đến nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé. Muốn đạt được mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh tất yếu phải đẩy tới bước mới CNH - HĐH. Công nghiệp hoá là thực chất xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN. Đó không chỉ là tăng nhanh tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong GDP mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới cơ bản về kỹ thuật và công nghệ, hiện đại hoá các ngành kinh tế quốc dân , tạo cơ sở cho sự tăng trưởng nhanh , đạt hiệu quả cao và lâu dài của toàn bộ nền kinh tế quốc dân .
Chúng ta đều biết rằng, hoạt động xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, xuất khẩu hàng hoá đang trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, cũng như góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua hoạt động xuất khẩu, Việt Nam có thể tận dụng được các tiềm năng sẵn có để sản xuất ra các loại hàng hoá phục vụ cho việc trao đổi, buôn bán với các quốc gia khác để thu ngoại tệ. Với ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu, chúng ta có thể mua sắm các loại hàng hoá cần thiết từ các nước trên thế giới nhằm phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá- hiện đại hoá cũng như thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Chính vì vậy, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đưa việc sản xuất hàng xuất khẩu là một trong ba chương trình kinh tế quan trọng trong thời kỳ đổi mới của nước ta (ba chương trình đó là: sản xuất lương thực, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu ). Từ đó đến nay, vấn đề sản xuất hàng xuất khẩu cũng như các hoạt động liên quan đến xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam đang trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm với mục đích tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để đưa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có hiệu quả.
Bởi vì, thực tiễn hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam cho thấy, bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng đang gặp không ít những khó khăn trong hoạt động này.
Qua thời gian học tập tại trường, với sự hiểu biết của mình cùng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo, em đã nghiên cứu đề tài Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây".
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động Xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường
Chương II: Thực trạng hoạt động Xuất khẩu ở Công ty Xuất Nhập khẩu Hà Tây
Chương III : Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu ở Công ty XNK Hà Tây.
Vì trình độ và thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Với cơ sở số liệu minh họa được lấy tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, phương pháp nghiên cứu là dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tế, từ đó rút ra những ý kiến nhận xét và đề xuất các giải pháp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16