Mã tài liệu: 27638
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file: 46 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975 cho đến cuối thập niên 80 của thế kỉ 20, Nhà nước Việt Nam giữ độc quyền tuyệt đối về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác. Với cơ chế và chủ trương như vậy đã không thúc đẩy được sự sáng tạo của các đơn vị kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế trong xuất nhập khẩu không cao. Chính vì vậy, trong giai đoạn này cán cân thương mại của ta luôn mất cân đối( nhập siêu). Vì thế, Nhà nước đã phải chuyển từ giai đoạn chiến lược thay thế hàng nhập khẩu sang giai đoạn chiến lược khuyến khích xuất khẩu( sản xuất hướng ngoại), từ đó tạo động lực mới cho hoạt động ngoại thương. Giai đoạn này kéo dài từ cuối thập niên 80 cho đến nay nhằm phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế trong những hoàn cảnh mới. Chúng ta tập trung và chú trọng nhiều vào điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách mở rộng chính sách và hình thức đầu tư, tạo điều kiện trong các qui định hành chính và cơ sở luật pháp. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới nhiều mặt trong quá trình hội nhập:
- Về thuế quan: Chúng ta chỉ áp dụng thuế chủ yếu trên hàng nhập khẩu, còn với hàng xuất khẩu thì được ưu đãi với mức thuế suất không đáng kể. Chúng ta đang từng bước chuyển đổi mức thuế xuất- nhập khẩu sao cho phù hợp với yêu cầu của CEPT sau khi Việt Nam ra nhập AFTA.
- Về cơ chế quản lý xuất- nhập khẩu: Cho phép mọi thành phần kinh tế hợp pháp được quyền trực tiếp xuất- nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề trong giấy phép kinh doanh, vươn tới sự thống nhất trong hoạt động thương mại, không phân biệt nội thương hay ngoại thương.
- Về nguyên tắc: Mọi chủ thể kinh tế đều có quyền xuất- nhập khẩu mọi chủng loại hàng hoá, ngoại trừ các mặt hàng cấm xuất- nhập khẩu và một số loại hàng hoá xuất- nhập khẩu có điều kiện theo qui định của một số văn bản pháp qui.
- Thay đổi nhiều trong việc phân bố quota xuất khẩu: Đối với gạo, Chính phủ cấp hạn ngạch qua UBND các tỉnh, thành phố có thừa gạo để phân bổ lại cho các đầu mối xuất khẩu gạo tại địa phương. Đối với hàng dệt may tiến hành phương thức đấu thầu.
- Thủ tục quản lý xuất- nhập khẩu: Được đơn giản hoá nhiều, tránh gây tình trạng phiền hà, phức tạp cho người tham gia xuất- nhập khẩu, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động ngoại thương. Giảm tối đa thời hạn quản lý hàng xuất- nhập khẩu tại hải quan bằng cách phân luồng theo thứ tự ưu tiên( luồng xanh: giải quyết xong thủ tục trong vòng 4 giờ, luồng vàng: trong 8 giờ, luồng đỏ: hơn 8 giờ nhưng không quá 72 giờ).
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu: Chính phủ quyết định thành lập quĩ thưởng xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc xuất khẩu các sản phẩm mới, chất lượng cao, mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường mới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1206
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16