Mã tài liệu: 33276
Số trang: 93
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,313 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và ký kết các hiệp định thương mại song phương với các đối tác thương mại lớn, trong đó có EU. Hiệp định khung Việt Nam – EU được ký kết năm 1995 đã mở ra một cánh cửa mới trong hợp tác kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và EU. Việt Nam đã trở thành một trong những nhà cung cấp các mặt hàng thủy sản chất lượng đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều rào cản, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật gây trở ngại cho việc tăng cường, mở rộng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Các rào cản thương mại hiện nay thực sự là một vấn đề toàn cầu. Mối quan hệ giữa chính sách của một nước nhập khẩu và quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước có thể chứa đựng những yếu tố phức tạp và mâu thuẫn. Các nước phát triển trong đó có EU thường đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại có liên quan đến thực trạng kinh tế, chính trị của họ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các rào cản thương mại truyền thống trong thương mại quốc tế đã bị dỡ bỏ bởi các hiệp định thương mại song phương và các thỏa ước quốc tế. EU hiện nay đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của luồng hàng hóa từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam với giá thấp, lao động rẻ và kỹ thuật trung bình. Vì vậy, EU đã đặt ra rất nhiều yêu cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là từ các nước đang phát triển khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang EU.
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến. Các quy định về môi trường, về an toàn thực phẩm… đã gây rất nhiều thiệt hại cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Điển hình là các nhà sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU.
Hơn nữa, thủy sản Việt Nam cũng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đã có những bước phát triển rất tốt trong những năm gần đây đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao và được coi là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống các rào cản kỹ thuật của EU là hết sức cần thiết để có thể tìm ra những hướng đi thích hợp giúp cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy tiềm năng này. Đề tài: “Giải pháp để hàng thủy sản Việt Nam vượt qua những rào cản kỹ thuật của EU” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 1671
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 920
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 20