Mã tài liệu: 215697
Số trang: 16
Định dạng: doc
Dung lượng file: 67 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
I. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam
1.1 Giới thiệu chung:
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam, là ngành sản xuất mũi nhọn, có tiềm lực phát triển khá.
Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may trong 9 tháng đã đạt trên 5,805 tỷ USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chính thức “qua mặt” dầu thô vươn lên vị trí đứng đầu trong danh mục 8 mặt hàng xuất chủ lực của Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm, dệt may tiếp tục bứt phá đạt mức 7,3-7,5 tỷ USD.
Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về dệt may. Với trên 80 triệu dân, đa số là dân số trẻ, giá nhân công rẻ, chi phí thấp, có nguồn nguyên liệu tại chỗ . là lợi thế cạnh tranh lớn so với các quốc gia khác. Việt Nam hiện có hàng ngàn nhà máy dệt may, thu hút hơn 50 vạn lao động, chiếm trên 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm đều tăng với tốc độ trên hai con số.
1.2 Thị trường trong nước và xâm nhập thị trường thế giới:
Mức tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường nội địa năm 2007 đạt khoảng 2,8 tỷ Usd; trong đó vừa là hàng nhập khẩu, vừa là hàng trong nước sản xuất. Gần đây, xu thế sử dụng thu nhập cho nhu cầu mặc cũng tăng hơn từ 10-12%. Xu thế tiêu dùng hàng may sẵn cũng có xu hướng tăng lên do ngày càng tiện lợi cho người tiêu dùng, đáp ứng được thị hiếu và giá rẻ hơn.
Vấn đề cần quan tâm hiện nay là khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Eu được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc . Vì vậy, làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản phẩm dệt may, giảm bớt phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào Eu, mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi . còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì ít doanh nghiệp có thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng lại chưa có doanh nghiệp xuất khẩu.
Có nhiều ý kiến lạc quan về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đạt 43 triệu Usd. Đến năm 2000, tuy hàng dệt may Việt Nam bán vào thị trường Mỹ vẫn bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn 2-3 lần so với hàng của các nước khác nhưng vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu Usd. Với những con số đã thực hiện khả quan này và một khi thuế nhập khẩu giảm xuống, ngành dệt may có thể đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 300 triệu Usd vào thị trường Mỹ trong năm 2001. Trong vòng 3-4 năm kể từ khi hai nước trao cho nhau quy chế thương mại bình thường (Ntr), ngành dệt may hoàn toàn có thể đạt kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ 1 tỷ Usd.
Ngành dệt may Việt Nam tuy đã có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà có tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường Eu được tăng 30%, bước đầu mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, châu Phi; kinh tế Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tăng hơn trước. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may cũng gặp không ít khó khăn do giá sản phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12% mỗi năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lại tăng; đặc biệt thị trường phi quota, trong đó thị trường Đông Âu giảm mạnh.
1.3 Vấn đề và chiến lược khắc phục:
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt sau khi gia nhập WTO thì ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Dệt may Việt phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn, đặc biệt từ phía Trung Quốc. Hạn ngạch dệt may của Trung Quốc vào thị trường EU hết hạn. Hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ không còn. Thuế XNK hàng dệt may từ các nước ASEAN vào Việt Nam cũng sẽ giảm từ 40-50% xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực ngay tại thị trường nội địa.
Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là . nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 100
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1098
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem