Mã tài liệu: 217405
Số trang: 133
Định dạng: rar
Dung lượng file: 5,749 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
1. Giới thiệu chung
2. Kết quả Kinh tế của Việt Nam
Chương 2 và 3 sẽ đánh giá NLCT Việt Namtoàn diện trên ba cấp độ, từ các kết quả kinh tế đạt được, các chỉ tiêu kinh tế trung gian, cho tới những nguyên nhân gốc rễ của NLCT. Việc hiểu được cặn kẽ cả ba nhóm chỉ tiêu này là rất quan trọng để [URL="http://***************/xay-dung/"]xây dựng được một chiến lược kinh tế quốc gia và các gói giải pháp chính sách đồng bộ. Chương 2 tập trung vào hai lớp chỉ tiêu ngoài cùng của NLCT. Phần một của chương tập trung vào nhóm chỉ tiêu đo lường các kết quả kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. Phần hai tập trung vào các chỉ tiêu kinh tế trung gian như [URL="http://***************/thuong-mai/"]thương mại và [URL="http://***************/dau-tu/"]đầu tư. Nhóm các yếu tố cốt lõi, hay nền tảng gốc rễ của NLCT, sẽ được đánh giá trong Chương 3.
2.1. Các kết quả kinh tế
Nâng cao mức sống, hay mức độ thịnh vượng, là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều bản kế hoạch kinh tế, kể cả chiến lược mười năm của Việt Nam đang được thảo luận gần đây, cũng đặt ra các chỉ tiêu về mức sống làm mục tiêu chính sách. Việc so sánh các quốc gia dựa trên những chỉ tiêu này, như ở phần dưới đây, giúp đánh giá một cách tương đối mức độ cạnh tranh của nền kinh tế.
Tuy nhiên, cho dù mức sống là một chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá kết quả, nó không phải là một công cụ hữu dụng giúp đưa ra các chỉ dẫn về định hướng chính sách. Chỉ tiêu này chỉ mô tả tác động gộp của tất cả các yếu tố NLCT đến mức sống của người dân. Tuy nhiên, cũng có thể tìm ra những gợi ý chính sách ban đầu từ việc đánh giá các thước đo thu nhập và phi thu nhập của sự thịnh vượng, từ việc bóc tách các yếu tố thành phần tạo nên mức sống ví dụ như mức độ huy động nguồn lực ([URL="http://***************/lao-dong/"]lao động chẳng hạn) và việc các nguồn lực này được sử dụng hiệu quả ra sao để góp phần nâng cao mức sống.
2.1.1. Mức sống
2.1.1.1. Chỉ tiêu thu nhập: GDP bình quân đầu người
- GDP bình quân đầu người tăng nhanh và vững chắc trong hai thập kỷ qua, tuy vậy vẫn ở mức thấp về mặt tuyệt đối
Thu nhập bình quân của Việt Nam – tính bằng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh – đã tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 5,06% thời kỳ 1986 – 1997 (trước khi xảy ra khủng hoảng [URL="http://***************/tai-chinh-thue/"]tài chính châu Á) và 5,64% thời kỳ 1997 – 2009 (Hình 2.1). Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn này, giúp đưa quốc gia vươn lên gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình thấp lần đầu tiên vào năm 2008 với mức thu nhập bình quân đầu người lần vượt ngưỡng 1000 đôla [URL="http://***************/my-hoc/"]Mỹ (USD). Kể từ năm 2008 tới nay, Việt Nam vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng vững, kể cả trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 812
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 969
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16