Mã tài liệu: 54858
Số trang: 34
Định dạng: docx
Dung lượng file: 141 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Thế kỉ hai mốt mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế toàn cầu với xu hướng đa phương hoá và quốc tế hoá. Cùng với công cuộc xây dựng đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới trên nhiều phương diện và bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế là một con đường thiết yếu, đem lại nguồn ngoại tệ chủ lực cho việc nhập khẩu và phát triển nền kinh tế nước nhà.
Trong mười năm trở lại đây, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng trưởng mạnh, liên tục đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15%-18%/ năm, trở thành một trong ba ngành hàng thu về nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Nếu năm 1991 thu được 278,8 triệu USD thì năm 2000 lên 1,4 tỉ USD, tăng gấp 5 lần năm 1991, và năm 2001 đạt 1,75 tỉ USD, tăng gấp 6,3 lần năm 1991. Năm 2001, hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt trên 60 nước, được FAQ xếp vị trí thứ 18 về sản lượng thuỷ sản, thứ 26 về XK thuỷ sản. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới hiện nay và những bài học kinh nghiệm sàng lọc được trong thời gian qua thì việc khẳng định vị trí của ngành thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế là việc không hề đơn giản. Ngoài những mặt hạn chế về vốn, về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, nguồn lực… trong nước, vấn đề sống còn đặt ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam là thị trường, chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Mỗi thị trường xuất đó tuy có những tương đồng về chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp nhưng lại có những nét đặc thù riêng, đòi hỏi các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải đi sâu nghiên cứu và tìm ra một hướng đi thích hợp.
Bên cạnh việc thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường tiềm năng, ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam phải không ngừng củng cố và gia tăng mối quan hệ làm ăn với các thị trường nhập khẩu thuỷ sản truyền thống, mà tiêu biểu là thị trường Nhật Bản. Với những đặc điểm về kinh tế, về văn hoá tiêu dùng và thực trạng nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới, Nhật Bản hiện là một trong những bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất của nước ta. Việc đi sâu nghiên cứu thị trường Nhật Bản để thâm nhập và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hiện là một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
1. Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và đặc điểm thị trường Nhật Bản.
2. Thực tế hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
3. Các giải pháp thâm nhập vào thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16