Mã tài liệu: 97595
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file: 265 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trên toàn thế giới, nên vấn đề thương mại quốc tế là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhà nước ta đã sử dụng nhiều biện pháp, công cụ để thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế, một trong số đó là chính sách xuất khẩu. Trong văn kiện đại hội VII đảng đã chỉ rõ: “Kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế”[1]. Chính sách xuất khẩu khi được đưa vào thực hiện đã có tác dụng to lớn là làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, tăng giá trị gia tăng cho quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước, mở rộng quan hệ buôn bán của Việt Nam với các nước trên thế giới, giúp nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng, có hiệu quả mà phù hợp xu thế của thế giới.
Với ưu thế là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có nền văn minh lúa nước như các nước trong khu vực, có gần 80% dân số sống bằng nghề nông thì việc trồng lúa của Việt Nam việc làm tất yếu. Lúa gạo đã chứng tỏ là một loại sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, với tiềm năng và khả năng phát triển sản xuất to lớn, không những đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và làm nền tảng vững chắc cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung, mà còn thể hiện rõ là một loại sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam với thị trường thế giới, bằng việc xuất khẩu lượng gạo dư thừa so với nhu cầu nội địa, xuất khẩu gạo đang là một trong những việc làm đem lại nhiều thu nhập cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong thời gian qua nước ta mới chỉ phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều rộng là chính, chứ chưa thực sự đầu phát triển theo chiều sâu, nên còn nhiều mặt hạn chế làm cho hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa cao, trong đó điểm đáng nói nhất là do phẩm chất gạo còn thấp, quy cách không đồng đều, cộng với các loại dịch vụ phí (bốc xếp, vận chuyển, cảng phí…) khá cao, làm cho giá gạo của ta thấp hơn so với các nước khác… nhưng nếu có công tác nghiên cứu tiếp thị và quản lý điều hành xuất khẩu gạo của chính phủ tốt hơn, chính sách giá cả kích thích hơn đối với nông dân sản xuất lúa thì sản lượng, chất lượng gạo có thể tăng nhanh hơn nữa.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem