Mã tài liệu: 121552
Số trang: 51
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Trong giai đoạn hiện nay xu thế hội nhập đang diễn ra như vũ bão, sự hoà nhập về kinh tế, văn hoá, xã hội đang trên đà phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tất cả các quốc gia, các ngành nghề đều cố gắng, nỗ lực hết mình để không nằm ngoài xu thế chung tất yếu đó.
Nhằm thu lấy lợi ích do hội nhập mang lại, mỗi quốc gia đều phải tìm cho mình một lợi thế và lợi thế này là hoàn toàn khác nhau với các quốc gia khác nhau.Việt Nam - với xuất phát điểm là một quốc gia đang phát triển, mới thực hiện xong bước đầu của quá trình CNH - HĐH, nền kinh tế còn thấp kém với cơ cấu kinh tế chưa hợp lý - thì lợi thế được xác định là những yếu tố cạnh tranh cấp thấp như: lao động, điều kiện tự nhiên...
Để phát huy lợi thế, trong thời gian qua Việt Nam đã xác định một loạt các mặt hàng tận dụng nhiều lao động và khai thác tối đa các lợi thế về điều kiện tự nhiên làm mặt hàng chủ lực để thực hiện chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của mình như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép,....trong đó ngành dệt may ngày càng có vai trò quan trọng vì sự đóng góp to lớn của mình vào kim ngạch xuất khẩu cũng như giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân.
Đầu năm 2005 là một mốc thời gian quan trọng đối với ngành dệt may thế giới, đây là thời điểm hiệp định hàng dệt may ATC hết hiệu lực, mở ra thời kỳ không có hạn ngạch cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may giữa các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Mặc dù chưa phải là thành viên của tổ chức thương mại toàn cầu nhưng Việt Nam đã nhận được sự ưu đãi lớn từ phía đối tác EU - một đối tác truyền thống và quan trọng - khi đối tác này quyết định bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay với ngành dệt may là phải tìm được một hướng đi đúng để tận dụng cơ hội trên một cách có hiệu quả nhằm tham gia sâu hơn vào quá trình phân công lao động quốc tế. Vì vậy nên em đã chọn để tài: "Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU " để làm đề tài nghiên cứu của mình.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu và sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
Chương 3: Định hướng và những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16