Mã tài liệu: 262534
Số trang: 44
Định dạng: zip
Dung lượng file: 169 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 30 năm ra đời, xây dựng và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN (The Association of South East Asian Nations) đã ngày một lớn mạnh. Từ một ASEAN gồm 5 nước, đến nay ASEAN đã trở thành một tổ chức gồm tất cả các nước trong khu vực. Việt Nam chính thức tham gia vào ASEAN tháng 7 năm 1995, nhưng trước đó đã có mối quan hệ với từng nước thành viên ASEAN và là quan sát viên của ASEAN từ tháng 7/1992. Với sự chủ động hội nhập khu vực, Việt Nam đã tận dụng và phát huy các lợi thế trong quan hệ hợp tác ASEAN, góp phần hỗ trợ quan hệ song phương với từng nước thành viên ASEAN. Đặc biệt, thông qua AFTA, Việt Nam sẽ có những điều kiện thuận lợi tăng cường quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Sau 5 năm tham gia ASEAN quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và từng nước thành viên ASEAN đã được mở rộng và đem lại một số hiệu quả nhất định. Giá trị thương mại, đầu tư, các hợp tác kinh tế khác giữa Việt Nam và ASEAN đã củng cố cho tiến trình liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực. Phân tích đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam- ASEAN từ đầu thập kỷ 90, đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995), thông qua các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể, từ đó nêu lên một số triển vọng về quan hệ kinh tế giữa hai bên trong những năm sắp tới là mục đích chủ yếu của khoá luận tốt nghiệp.
Cơ sở để thực hiện khoá luận:
Kế thừa và nghiên cứu một số công trình khoa học và bài báo, đồng thời trước khi làm khoá luận tác giả cũng có một chuyên đề thực tập 25 trang cùng đề tài này.
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong khoá luận là: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp nghiên cứu so sánh, có tính đến những nước cụ thể và các giai đoạn phát triển cụ thể.
Đóng góp mới của khoá luận:
Hệ thống hoá và phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề Việt Nam tham gia vào ASEAN.
Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam- ASEAN.
Làm rõ mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với từng nước thành viên ASEAN. Từ đó nêu lên một số đánh giá và những triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam- ASEAN.
Kết cấu của khóa luận:
Chương I: Quá trình gia nhập ASEAN của Việt Nam.
Chương II: Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN từ 1990 đến nay.
Chương III: Đánh giá triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem