Mã tài liệu: 97076
Số trang: 40
Định dạng: docx
Dung lượng file: 137 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tê quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu đang trở thành vấn đề cấp bách của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta. Nhất là,khi bước sang năm 2003- năm bản lề thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 -2005 và thời điểm cắt giảm thuế quan theo lộ trình hội nhập AFTA, thực hiện bước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 8 nêu rõ: “Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại... Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và đối tác”. Như vậy, xuất khẩu được coi là hướng chính trong kinh tế đối ngoại, được ưu tiên hàng đầu. Do đó, các ngành có khả năng xuất khẩu được hỗ trợ rất nhiều để phát triển.
Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam ngành dệt may chiếm một tỉ trọng khá lớn, luôn giữ được giá trị kim ngạch xuất khẩu cao hơn cả. Vì thế trong chiến lược phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2010 thì ngành dệt may là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chính phủ xác định rõ ngành công nghiệp dệt may giữ vị trí là ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu ngành. Với những lợi thế riêng biệt như: thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao... Do đó ngành dệt may Việt Nam hiện nay được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và phát triển khá hiệu quả. Nó sẽ là ngành thu hút ngoại tệ góp phần tạo đà cho nền kinh tế cất cánh.
Tuy hàng dệt may xuất khẩu nước ta đang bước những bước đi đầu khá vững chắc và đầy triển vọng nhưng so với tiềm năng vốn có và so với vị thế xuất khẩu của các nước trong khu vực thì Việt Nam còn cần phấn đấu rất nhiều. Một trong những vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may xuất khẩu hiện nay là vấn đề tìm kiếm và phát triển thị trường. Chúng ta đã và đang xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Đông Âu... nhưng Mỹ là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới thì ta chưa khai thác được triệt để so vơí các nước trong khu vực và so với chính tiềm năng vị thế của nó. Vì thế đề án này đã đề xuất một số giẩi pháp cho vấn đề thúc đẩy xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ trên cơ sở phân tích thời cơ và thách thức trên thị trường này.
Hơn nữa, tuy chúng ta đã ký kết và đi vào thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi. Hiện nay chúng ta đang xúc tiến đàm phán để đi đến ký kết một Hiệp định dêt may song phương giữa ta và Mỹ, nhất là việc Mỹ áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may Việt Nam, với số lượng bao nhiêu, thời gian áp dụng... Do đó đề án này cũng mang tính thực tiễn rất cao.
Nội dung của bài viết gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát về ngành dệt may và tình hình hàng dệt may xuất khẩu.
Phần 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
Phần 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16