Mã tài liệu: 219823
Số trang: 19
Định dạng: doc
Dung lượng file: 141 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NƯỚC TA HIỆN NAY: TÌNH HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP
Tác giả: PGS-TSKH Võ Đại Lược
Sự phát triển kinh tế đối ngoại nước ta trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu cả về tăng trưởng xuất nhập khẩu, thu hút vốn nước ngoài và phát triển du lịch. Bài viết này sẽ đề cập đến hai vấn đề: phân tích hiện trạng và vấn đề; nêu ra các quan điểm phát triển và giải pháp.
I. Hiện trạng và vấn đề
Việc đổi mới chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đã là cơ sở cho những thành công trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, nhưng đồng thời thực tiễn những năm vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phân tích lý giải. Dưới đây xin nêu ra những điểm chính của tình hình và một số vấn đề có thể là cấp bách.
1. Kinh tế đối ngoại đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả thập kỷ 90, mặc dù có sự giảm sút tốc độ từ năm 1999
Lý do cho sự tăng trưởng cao của các lĩnh vực kinh tế đối ngoại trên có thể là tương đối rõ, nhưng lý do cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đối ngoại trong những năm gần đây còn có thể có những ý kiến khác nhau. Đúng là có lý do khách quan do suy giảm kinh tế toàn cầu và khu vực, do giá hàng xuất khẩu của ta giảm nghiêm trọng . Tuy nhiên, Trung Quốc cũng chịu tác động bởi những hoàn cảnh khách quan bên ngoài như nước ta nhưng cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào Trung Quốc trong vài năm nay vẫn có mức tăng trưởng cao. Do vậy, việc giảm tăng trưởng của cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào nước ta trong thời gian qua không chỉ do nguyên nhân khách quan, mà có thể lại do những nguyên nhân chủ quan là chính.
Trong các nguyên nhân chủ quan đó, có thể kể ra các nguyên nhân chính sau đây:
Trước hết, đó là tình trạng bảo hộ mậu dịch không giảm đáng kể mà còn gia tăng. Mức thuế suất nhập khẩu bình quân đã được giảm từ trên 16% xuống còn trên 13% trong thời gian 1996 - 1998, nhưng đã tăng lên tới 16% vào năm 2001. Khung thuế nhiều và nhiều mặt hàng nhập khẩu còn chịu mức thuế cao; chỉ có 20% số dòng thuế được áp dụng mức thuế dưới 5%. Việc hoàn thuế cho các hàng hoá nhập để xuất có quá nhiều thủ tục phức tạp phiền hà và kém hiệu lực. Các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ mậu dịch vẫn còn được áp dụng đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự quản lý của các bộ chuyên ngành. Hàng rào bảo hộ mậu dịch cao này tưởng như chỉ có tác dụng ngăn chặn các dòng hàng nhập khẩu, nhưng trên thực tế chúng đã tác động tiêu cực tới toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì khi đánh thuế cao vào các hàng hoá nhập khẩu, giá bán của chúng và các hàng hoá liên quan ở trong nước đã tăng lên. Các nhà xuất khẩu phải sử dụng các hàng hoá giá cao này, công nhân viên của họ cũng phải tiêu dùng các hàng hoá nhập khẩu giá cao, mà mức cao giá này ước tính vào khoảng 20 - 100% tuỳ theo mặt hàng. Do vậy đã đẩy chi phí của các hàng xuất khẩu tăng lên, giảm khả năng cạnh tranh của chúng, và tác động xấu đến xuất khẩu. Hàng rào bảo hộ mậu dịch cao chỉ khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu, FDI cũng tự nhiên phải theo hướng này, trong khi thị trường nội địa của ta nhỏ bé và ngày càng bão hoà, do vậy FDI không tăng lên được và thậm chí đã chậm lại. Hàng rào bảo hộ còn ảnh hưởng xấu tới cả du lịch, vì giá cả tiêu dùng ở Việt Nam cao, không hấp dẫn khách du lịch.
Thứ hai, chi phí sản xuất của ta nói chung còn cao so với các quốc gia trong khu vực, do vậy lợi thế cạnh tranh bị giảm thiểu.
Chi phí sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố: thuế nhập khẩu, thuế doanh thu,VAT, các phụ phí, tiền lương, giá các dịch vụ, công nghệ được sử dụng .
Thuế nhập khẩu, kể cả hàng rào phi thuế quan, của nước ta hiện nay có lẽ ở vào hàng cao nhất khu vực, cao hơn cả Trung Quốc, trong khi mức thuế quan của nhiều quốc gia Đông Á hiện chỉ còn vào khoảng 4 - 6%. Thuế doanh thu của ta ở mức 32%, cũng vào hàng cao nhất khu vực. Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, phụ thu . đều ở mức cao. Thuế thu nhập đối với người nước ngoài của ta hiện ở mức cao nhất trong khu vực, là 50%, trong khi ở Inđônêxia là 30%, ở Thái Lan là 37%, ở Trung Quốc là 45%. Mức thuế thu nhập cao này đã làm cho người nước ngoài không muốn làm việc ở Việt Nam.
Tính chung chi phí lao động của nước ta hiện nay tương tự với Indonexia, và thấp hơn các nước ASEAN-4, nhưng mức thấp này đã giảm dần.
Giá các dịch vụ như liên lạc, viễn thông, hàng không, điện, nước . đều ở mức cao: chi phí điện cao hơn 4 nước ASEAN: Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia; giá nước cao hơn Philipin và gần ngang với Malaixia, Thái Lan; chi phí liên lạc, viễn thông vào loại cao nhất khu vực; chi phí vận tải hàng không, đường biển cao hơn cả Trung Quốc.
[FONT="]Công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam khá lạc hậu so với các quốc gia khác trong khu vực. Ví dụ, xí nghiệp sản xuất xi măng Sao
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16