Mã tài liệu: 123044
Số trang: 88
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Nền kinh tế quốc dân của một nước là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận hợp thành có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, các khu vực sản xuất, các ngành, các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế hình thành và phát triển với mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tuỳ thuộc ngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính,... các doanh nghiệp lựa chọn mô hình khác nhau cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu tập trung hoá, chuyên môn hoá sản xuất theo cơ chế mới.
Quan hệ qua lại giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xã hội, đời sống văn hoá,... là cần thiết. Nó mang tính chất sống còn của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ trong mỗi quốc gia, hình thức và các loại hình kinh doanh là đa dạng, nhu cầu về các loại hàng hoá và dịch vụ luôn xuất hiện và biến đổi không ngừng. Trong khi đó tiềm lực của mỗi doanh nghiệp là có hạn và mỗi cơ hội kinh doanh xuất hiện kèm theo những chi phí cơ hội. Mọi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải biết sử dụng tối đa và triệt để lợi thế cũng như tiềm năng nội lực của mình trên cơ sở đánh giá chi phí cơ hội nhằm đem lại hiều quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Điên máy – xe đạp – xe máy (TODIMAX) cũng nằm trong xu thế đó.
Công ty Điện máy – xe đạp – xe máy là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, hoạt động trên lĩnh vực kinh đoanh thương mại, chủ yếu kinh doanh các mặt hàng điện máy như: điện tử, điện lạnh, điện thoại di động, xe máy…. Bên cạnh đó Công ty còn tiến hành hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu cho một số doanh nghiệp trong nước, một hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho Công ty.
Trong quá trình thực tập tại phòng kinh doanh của Công ty Điện máy- xe đạp – xe máy, xuất phát từ hoạt động thực tiễn của Công ty, em quyết định nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Hoạt động nhập khẩu uỷ thác tại Công ty Điện máy – xe đạp – xe máy (TODIMAX)” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài này là vận dụng lý thuyết về nhập khẩu uỷ thác vào thực tiễn hoạt động của Công ty đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu uỷ thác tại Công ty.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Lý luận chung về nhập khẩu uỷ thác
Chương II: Tình hình kinh doanh nhập khẩu uỷ thác tại Công ty Điện máy- xe đạp – xe máy (TODIMAX)
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu uỷ thác tại Công ty Điện máy – xe đạp – xe máy
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 17