Mã tài liệu: 57867
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file: 420 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Nói tới đời sống kinh tế thế giới, người ta không thể không nhắc tới xu thế quốc tế hoá với các cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá với sự gia tăng của các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế đa dạng, trong đó thương mại quốc tế là một vấn đề rất quan trọng.
Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Bước đầu, Việt Nam đã tạo cho mình một vị trí có ý nghĩa quan trọng nhất định trong quan hệ kinh tế - chính trị quốc tế. Trên con đường của sự hội nhập vào xu thế quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới, có thể khẳng định rằng quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước khác đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 120 quốc gia trên thế giới, ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước và Thoả thuận về Quy chế Tối huệ quốc với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt phải kể tới Mỹ.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã được cải thiện đáng kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Tuy nhiên, giá trị thương mại hai chiều chưa cao do chưa có một khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Lộ trình bình thường hoá quan hệ kinh tế giữa hai nước đã hoàn tất mà biểu hiện là việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngày 13/7/2000, trong đó hai bên cam kết dành cho nhau ngay lập tức và vô điều kiện chế độ Tối huệ quốc.
Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết sẽ mở ra nhiều triển vọng cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ - một thị trường tiêu thụ khổng lồ với nhiều phân đoạn thị trường, không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng. Bên cạnh những thuận lợi mà thị trường Mỹ mở ra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, hàng hoá của ta còn gặp phải rất nhiều thách thức khi tiếp cận thị trường này.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có đối sách chiến lược gì, sử dụng biện pháp chiến thuật nào để nền kinh tế có thể tận dụng triệt để các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực sinh ra từ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ một khi Hiệp định có hiệu lực.
Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước với phương châm “sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trong cộng đồng thế giới”, trong nhiều năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là một trong các điểm mốc căn bản trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, là nấc thang cuối cùng trên con đường bình thường hoá quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ, là dấu hiệu tốt của quá trình hội nhập của Việt Nam vào hệ thống thương mại quốc tế. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ mang đến nhiều cơ hội kèm theo không ít thách thức xét cả về phương diện vĩ mô và vi mô, đối với cả Nhà nước và từng doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan thì “Có Hiệp định là điều cần nhưng chưa đủ. Điều quyết định nhất là chủ động tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh trên cả ba cấp độ, đồng thời các doanh nghiệp của ta cần phát huy tinh thần “ tiến công ”, không ngồi chờ mà chủ động thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, tìm hiểu bạn hàng, đối tác, nhu cầu, luật pháp, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ đầu tư, công nghệ ”.
Nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam hiện tại là phải đưa ra một chiến lược phát triển của đất nước gắn với quá trình hội nhập của mình. Chiến lược đó phải đảm bảo duy trì được sự tăng trưởng kinh tế đất nước và thực hiện được hội nhập. Do vậy, mọi chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu phát triển này, phải được điều phối một cách hài hoà sao cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn phát triển và tình hình quốc tế. Công việc này đòi hỏi các cơ quan Chính phủ phải hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước để có thể đưa ra chiến lược tốt nhất cho đất nước và cộng đồng quốc tế chấp nhận được. Chiến lược này không thể chỉ là những nguyên tắc chung chung mà là những vấn đề cụ thể của từng ngành với các chính sách cụ thể.
Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách thương mại của mình, hướng tới các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, mang tính thực thi trong nước; cần thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và thâm nhập thị trường Mỹ để đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.
Sau sự kiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết, các cuộc tiếp xúc gần đây và đặc biệt là chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Bill Clinton ngày 16- 19/11/2000 đã thực sự đưa quan hệ kinh tế Việt - Mỹ chuyển sang một giai đoạn mới. ở giai đoạn này nhịp độ buôn bán và đầu tư sẽ sôi động hẳn hơn trước đây. Trước mắt, hàng hoá của Mỹ vào Việt Nam chưa nhiều nhưng hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng mạnh.
Có thể hoàn toàn tin tưởng rằng với những thành tựu đã đạt được của hơn 10 năm đổi mới, với nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục, với những quyết tâm cao độ và đường lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt của Đảng và Chính phủ Việt Nam, chúng ta sẽ tận dụng đầy đủ cơ hội mà Hiệp định thương mại Việt - Mỹ mang lại nhằm phát huy thế mạnh, đồng thời đẩy lùi được những nguy cơ yếu kém.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương :
Chương I: Những vấn đề chung về thương mạI quốc tế và Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
Chương II: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang.
Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang Mỹ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 178
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16