Mã tài liệu: 231714
Số trang: 54
Định dạng: doc
Dung lượng file: 230 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 12-11-2001, 24 giờ tiếp theo CHND Trung Hoa, Đài Loan cũng đã trở thành thành viên của WTO. Điều đáng chú ý là, Đài Loan gia nhập WTO không phải với tư cách một “Nhà nước có chủ quyền” mà là “Khu vực thuế quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ” (gọi tắt là Đài Bắc-Trung Quốc). Để trở thành thành viên WTO, Đài Loan cũng đã trải qua một quá trình đàm phán và chờ đợi kéo dài 12 năm ròng rã, trong đó 10 năm đàm phán với các đối tác, 02 năm chờ đợi theo quy tắc “Trung Quốc trước, Đài Loan sau”. Theo các nhà khoa học Đài Loan, việc Đài Loan gia nhập WTO là một “thắng lợi về ngoại giao”, “một cột mốc trong việc Đài Loan hội nhập vào xã hội quốc tế”, tuy nhiên về mặt kinh tế-xã hội, Đài Loan sẽ gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Trước đây, mức độ mở cửa thị trường của Đài Loan trên một số lĩnh vực như nông nghiệp, xe hơi, đồ điện gia dụng, rượu và thuốc lá, ngành xây dựng, ngành dịch vụ chuyên nghiệp v.v .đều tương đối thấp. Vì vậy, sau khi gia nhập WTO, Đài Loan đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn với các sản phẩm cùng chủng loại của nước ngoài, nhất là với Trung Quốc đại lục, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên. Điều đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo Đài Loan phải có sự điều chỉnh về mặt chính sách nhằm tái cấu trúc lại nền kinh tế trên 3 phương diện nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Việt Nam và Đài Loan tuy xa cách nhau về địa lý, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá. Từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới năm 1986, nhất là từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay, mối quan hệ hợp tác phi chính phủ giữa Việt Nam và Đài Loan trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá đã phát triển nhanh chóng. Về mặt thương mại, Đài Loan hiện là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Nhật Bản, Xinh-ga-po và Trung Quốc) với kim ngạch thương mại đạt 3,349 tỷ USD (2002); Về mặt đầu tư, Đài Loan hiện đứng thứ hai trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam với 1.084 hạng mục và 5,99 tỷ USD vốn theo hiệp định. Nếu tính cả số vốn đầu tư thông qua nước thứ 3 thì FDI của Đài Loan ở Việt Nam đứng thứ nhất (ước khoảng 10 tỷ USD); Về mặt hợp tác lao động, Đài Loan cũng là một trong những địa bàn có số lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài đông nhất (hơn 7 vạn người) v.v .
Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về nền kinh tế của Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO là rất cần thiết, một mặt, góp phần cung cấp tư liệu tham khảo cho Việt Nam sau khi gia nhập WTO; mặt khác, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế (thương mại, đầu tư .) giữa hai bên trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cố gắng lưu ý tính đặc thù của Đài Loan nhất là những lợi thế và bất lợi thế của lãnh thổ này khi gia nhập WTO.
(Font: .Vntime)
Trân trọng!
DV
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 201
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16