Mã tài liệu: 24256
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 556 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Ngày nay, khi xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới thì vấn đề sản xuất, xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển, một mặt phải củng cố thị trường đã có, mặt khác phải tìm kiếm và xuất khẩu sản phẩm của mình ra các thị trường mới trên thế giới. Do đó, hoạt động Marketing xuất khẩu thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong việc tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Điều này rất đúng đối với ngành Dệt may Việt Nam. Đây là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong những năm gần đây với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt trên 9 tỷ USD và tiếp tục có xu hướng tăng trong năm 2010.
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Vinatex-Hanosimex) là một trong những Tổng Công ty lớn của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2009 có tỷ trọng chiếm 8,7% giá trị sản xuất công nghiệp của Tập đoàn. Xuất thân từ một doanh nghiệp nhà nước, trải qua thời kỳ kế hoạch hoá tập trung rồi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, mạnh dạn linh hoạt trong việc xuất khẩu sản phẩm dệt may ra thị trường nước ngoài và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Vinatex-Hanosimex hiện vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu của mình. Cụ thể là, tổng công ty chưa chú trọng đầu tư vào công tác quảng cáo thương hiệu của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các kỳ triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước. Hệ thống sản phẩm chưa phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủ yếu khi tham gia kinh doanh quốc tế là bán cái mình có chứ chưa bán cái thị trường cần… Nhận thức được những mặt hạn chế trên đây, tổng công ty luôn xác định công tác Marketing xuất khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tìm kiếm bạn hàng quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm. Bên cạnh đó, việc đánh giá đúng thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu của mình sẽ giúp Tổng công ty tìm ra những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác này, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của Tổng công ty. Với lý do trên, trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Đẩy mạnh hoạt động Marketing xuất khẩu của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội” trong chuyên đề cuối khóa của mình.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 147
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 19