Mã tài liệu: 231102
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 172 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Nhằm giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách thương mại có thêm thông tin để đối phó với tình huống hàng xuất khẩu của ta bị nước khác áp dụng các biện pháp thuộc nhóm bảo vệ thương mại tạm thời, chúng tôi xin giới thiệu tiếp bài viết về thuế chống bán phá giá, một biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm này và có nguy cơ áp dụng ngày càng nhiều đối với hàng xuất khẩu của ta.
Như chúng ta đã thấy các nước luôn luôn dựng lên nhiều biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù những biện pháp này rất đa dạng nhưng có thể chia ra tám nhóm lớn. Trong xu thế tự do hoá thương mại ngày càng mạnh mẽ, các nước buộc phải cam kết không áp dụng các biện pháp phi thuế thuộc nhóm hạn chế định lượng để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng bù lại, các nước ngày càng sử dụng nhiều hơn ba biện pháp hạn chế nhập khẩu thuộc nhóm bảo vệ thương mại tạm thời, đó là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Sau khi Vòng đàm phán Uruguay chấm dứt với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1995, các qui định liên quan tới việc áp dụng ba biện pháp này trở nên khá chặt chẽ. Tuy nhiên xu hướng từ năm 1995 đến nay cho thấy biện pháp chống bán phá giá đã được sử dụng một cách thái quá và dường như đã trở thành một công cụ bảo hộ quan trọng cho nhiều nước.
Trong vài năm qua hàng xuất khẩu của ta bị các nước khác điều tra chống bán phá giá ngày càng nhiều. Trước khi đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng này chúng tôi xin giới thiệu bối cảnh chung của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới cũng như đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO là nền tảng pháp lý cho mọi cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp liên quan nên chúng tôi sẽ giới thiệu một số nội chung chính của hiệp định. Tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại một số nước nhập khẩu lớn, có truyền thống áp dụng biện pháp này và có vai trò lớn trong việc xây dựng các qui định liên quan trong WTO. Chúng tôi cũng phân tích và đánh giá về khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với biện pháp chống bán phá giá của các đối tác thương mại. Cuối cùng, để góp phần vào mục tiêu lớn hiện nay của chúng ta là mở rộng thị trường và hỗ trợ xuất khẩu, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp thêm thông tin cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách cân nhắc trong hoạt động thực tiễn của mình
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16