Mã tài liệu: 147246
Số trang: 37
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kt quản lý đô thị địa chính
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và các sinh vật khác trên trái đất. Nó tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội với vai trò là nguồn tài nguyên, nguồn lực, là một đầu vào không thể thiếu. Vì vậy việc quản lý và sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và hiệu quả là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Luật đất đai năm 2003 của Việt Nam đã quy định tại Điều1: “ Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Đất đai không còn thuộc sở hữu Nhà nước (theo Luật đất đai 1988t) mà thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là người đại diện, vì thế vấn đề đất đai luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm với những chính sách cải cách về đất đai sao cho sử dụng đất một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi ích cho Nhà nước cũng như lợi ích dân cư… Bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kéo theo đó là quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, để đáp ứng nhu cầu đó cần một lượng lớn đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu vui chơi giải trí… Do đó khối lượng công việc giải phóng mặt bằng ( GPMB) trong giai đoạn hiện nay là rất lớn, đặc biệt là ở các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng…công tác GPMB là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, thường xuyên và lâu dài và GPMB cũng là một trong những công tác phục vụ cho việc quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuê đất và khi cần Nhà nước có thể thu hồi đất vì mục đích quốc gia. Khi đó người sử dụng đất phải tuân thủ. Tuy nhiên công tác GPMB trên thực tế diễn ra khá phức tạp do người dân chưa ý thức được công tác GPMB. Mặt khác, công tác quy hoạch, kế hoạch và công tác GPMB nhiều khi diễn ra chưa công khai, phổ biến chi tiết tới người bị thu hồi đất. Và một khó khăn nữa là công tác đền bù GPMB trong quá trình thực hiện gây nhiều bức xúc trong dân chúng.
Là một sinh viên chuyên ngành Địa chính em cũng rất quan tâm vấn đề này nên đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn các đô thị.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở khoa học của công tác giải phóng mặt bằng
Chương II. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng tại các đô thị
ChươngIII.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn các đô thị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16