Mã tài liệu: 117020
Số trang: 77
Định dạng: docx
Dung lượng file: 479 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Nước ta có số lượng nghề, làng nghề rất lớn, hình thành và phát triển khắp cả nước nằm rải rác theo các triền đê và ven các dòng sông lớn và tập trung đông nhất tại vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với trăm nghề và hàng nghìn làng nghề lâu đời và nổi tiếng như: Gốm sứ có Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng, Thổ Hà...; tơ lụa có Vạn Phúc, Vân Phương...; tranh dân gian có Đông Hồ, hàng Trống, Kim Hoàng,... Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng độc đáo đến mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó, sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra nó nổi tiếng.
Lịch sử phát triển văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế nước nhà luôn gắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay vật phẩm kinh tế thuần túy cho sinh hoạt bình thường hàng ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho nền văn hóa xã hội, cho mức phát triển kinh tế, cho trình độ dân trí và đặc điểm nhân văn của dân tộc. Điều đặc biệt nữa là các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa như trong một công xưởng sản xuất mà nó là cả một môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, được thể hiện qua bàn tay, khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm mang bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cả dân tộc Việt Nam. Ở mỗi làng nghề xưa và nay tự nó đã mang trong mình hai yếu tố cơ bản: Truyền thống văn hóa và truyền thống nghề nghiệp. Hai yếu tố này hòa quyện không tách rời nhau tạo nên văn hóa làng nghề nói riêng và văn hóa Việt nam nói chung.
Nằm trong khu vực đồng bằng sông hồng, thành phố Hà Nội mở rộng là nơi có nhiều làng nghề đang hoạt động, đặc biệt là làng nghề truyền thống. Trong đó huyện Chương Mỹ cũng là một trong những nơi cần thiết và có điều kiện phát triển làng nghề truyền thống. Huyện Chương Mỹ hiện có 174 làng nghề, chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất Thành phố. Chỉ riêng trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ đã có 21 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trong vùng. Thu nhập bình quân của các làng nghề khoảng 13 - 15 triệu đồng/người/năm, trong khi thu nhập thuần nông chỉ vào khoảng 6 triệu đồng/người/năm. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa…
Kết cấu đề tài:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ
Chương 2. TH ỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 829
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 2463
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16