Mã tài liệu: 94377
Số trang: 100
Định dạng: docx
Dung lượng file: 575 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm "cơ cấu". Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ của các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cơ cấu được hiểu như là tập hợp các mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là thuộc tính của hệ thống, do đó khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu giữa các lĩnh vực sản xuất, trao đổi tiêu dùng; giữa các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại... Mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng của mình tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế xã hội cụ thể.
Một cách tiếp cận khác thì cho rằng:cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, cả về số lượng và chất lượng phù hợp với các mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Trong cơ cấu kinh tế có sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất. Vì vậy có thể hiêủ: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đỗi ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương chính sau:
Chương I: Một số vấn đề Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chương II: Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế củatỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ 1996 đến 2002.
Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ 2003 đến 2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 146
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16