Mã tài liệu: 140446
Số trang: 40
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Nhiều thế kỉ trước, những tiến bộ trong kĩ thuật hàng hải và công nghệ đóng tàu, khai phá đường giao thông, những bước phát triển của thị trường hàng hoáđã tạo điều kiện mở mang, giao lưu, buôn bán giữa các quốc gia. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, bao quát nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức. Đặc biệt vài chục năm gần đây, xuất hiện những nhân tố kinh tế - kĩ thuật rất mới dẫn đến bước phát triển nhảy vọt là toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế.
Đối với nước ta sau hơn mười lăm năm đổi mới, chúng ta đã từng thực hiện “nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần” sau nâng lên “cơ chế thị trường”, rồi giờ đây là “nền kinh tế thị trường”. Sự phát triển dần dần của kinh tế thị trường và kinh tế đối ngoại đã thực sự trở thành những động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế tương đối cao (7-8%/năm) của nước ta trong khoảng một thập kỉ qua, giúp nước ta phát huy được tốt nhất những lợi thế so sánh động của nước ta. Cũng chính nhờ mở rộng kinh tế đối ngoại và tham gia thực sự phân công lao động quốc tế mà ta đ• đẩy mạnh được những ngành đầu tàu trong kinh tế đối ngoại.
Toàn cầu hoá, khu vực hoá trở thành một xu thế trong đời sống thế giới. Hội nhập là một yêu cầu khách quan của các quốc gia trong thời đại ngày nay. Hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế là hai mặt của một quá trình có liên quan mật thiết với nhau.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giữ vững độc lập tự chủ, bản sắc văn hoá dân tộc, định hướng xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia và ổn định đất nước, là phù hợp với nhu cầu đất nước và thực tiễn thời đại. Hội nhập kinh tế quốc tế, một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh để giành thị phần, vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Muốn tiếp thu được ngoại lực, phải tăng cường nội lực. Chỉ có trên cơ sơ phát huy tối đa nội lực mới có thể tranh thủ tốt nhất ngoại lực. Tranh thủ ngoại lực cũng chính là để khai thác tốt mọi tiềm năng, để tăng thêm và nhân lên nội lực. Đó là mối quan hệ tương tác, biện chứng. Đất nước phải ổn định, có đường lối chính sách độc lập tự chủ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tận dụng được các mặt lợi của quá trình hội nhập, đồng thời ứng phó được các mặt bất lợi, các tác động tiêu cực của quá trình này.
Kết cấu của đề tài:
Chương I. Một số vấn đề về toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Chương II. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Chương III: Chủ trương, nguyên tắc và các biện pháp cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 812
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16