Mã tài liệu: 64834
Số trang: 22
Định dạng: docx
Dung lượng file: 175 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Ngày nay, việc đề cao vai trò can thiệp tích cực vào nền kinh tế của Nhà nước với những thành tựu phát triển đáng kể , khắc phục được một cách thuyết phục hai yếu điểm của kinh tế thị trường tự do cạnh tranh là cạnh tranh vô chính phủ và bất bình đẳng về xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa đã đi đến xu hướng ảo tưởng về khả năng và sức mạnh của Nhà nước trong phát triển kinh tế , do đó lạn dụng quá mức sự can thiệp của khu vực kinh tế nhà nước .Khi sự can thiệp đã vượt quá giới hạn hợp lí của sự phát triển nền kinh tế thị trường , thì đến lượt nó lại kìm hãm sự tăng trưởng và làm cho nền kinh tế thị trường của nhiều nước rơi vào sự trì trệ kéo dài .Riêng đối với các nước có khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng tuyệt đối , thực hiện kế hoạch hoá tập trung và loại bỏ kinh tế thị trường thì đã đẩy nền kinh tế rơi vào sự khủng hoảng.
Đến cuối những năm 1970 và thập kỉ 80, xu hướng phổ biến ở hầu hết các nước là đánh giá lại vai trò và hiệu quả kinh tế -xã hội của khu vực kinh tế nhà nước .Và trên thực tế các nước bắt đầu xem xét hoặc triển khai một cách tích cực việc thu hẹp hay loại bỏ sở hữu nhà nước trong nhiều ngành , nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thông qua qua trình tư nhân hoá.Dường như có sự chuyển biến trong tư duy của các Chính phủ là tin tưởng hơn vào vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và cơ chế thị trường.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại, đan xen với nhau tạo thành một cấu trúc nhiều tầng, trong đó các công ty cổ phần chiếm vị trí thống trị.
Ở nước ta , cũng giống như các nước XHCN trước đây thực hiện mô hình kế hoạch hoá tập trung , lấy việc mở rộng và phất triển khu vực kinh tế nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm mục tiêu cho công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH .Vì vậy khu vực kinh tế nhà nước đã được phát triển một cách nhanh chóng, rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỉ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mà nó mang lại, trong đó phải kể đến sự ra đời tràn lan của các doanh nghiệp nhà nước do cấp địa phương quản lý.Doanh nghiệp nhà nước gần như thiếu những điều kiện cần thiết cho việc kinh doanh có hiệu quả như các doanh nghiệp tư nhân trong mọt nền kinh tế thị trường , vậy vấn đề đặt ra là phait tiến hành cải cách để nâng cao hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Các nước trên thế giưói trong đó có Việt Nam đã và đang phấn đấu để có những biện pháp nâng cao tính năng động và hiệu suất của doanh nghiệp nhà nước trong đó cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang là xu hướng lớn nhất, có hiệu quả cao, được áp dụng rộng rãi trong thời gian gần đây.
Kết cấu đề tài này gồm:
Phần 1 Một số vấn đề lí luận chungvề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Phần 2 Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam .
Phần 3 Định hướng và biện pháp trong những năm tới nhằm đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16