Mã tài liệu: 56856
Số trang: 26
Định dạng: docx
Dung lượng file: 184 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Cho đến nay, sau gần 50 năm liên tục tăng trưởng, dù ban đầu còn chậm, một số quốc gia đang phát triển của châu á (phần lớn tập trung ở Đông, Đông Nam á) đã thực sự trở thành “ thần tượng phát triển”, “ một tấm gương đáng để noi theo” đối với thế giới thứ III- nơi mà đến tận những năm cuối cùng của thế kỷ 20 vẫn có 40% các quốc gia thuộc nhóm các nước thu nhập thấp và tình trạng lạc hậu là rất phổ biến.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: năm 2020 Việt Nam căn bản sẽ trở thành nước công nghiệp phát triển. Trong quá trình công nghiệp hóa, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới chính sách phát triển công nghiệp nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Cùng với việc nghiên cứu, phân tích nắm bắt những quy luật khách quan và thực tiễn để đề ra những chính sách phát triển công nghiệp có cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa là rất cần thiết và bổ ích.
Thái Lan là một nước khá phát triển, có xuất phát điểm cũng là một nước nông nghiệp phổ biến, có những điều kiện tự nhiên, xã hội khá tương đồng với Việt Nam như: bờ biển rộng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận tiện cho giao lưu với các nước ngoài, lực lượng lao động dồi dào, cũng chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa Trung Hoa. Nhưng sau hơn 40 năm phát triểnvà đổi mới, nền kinh tế Thái Lan nhanh chóng đi lên và gặt hái nhiều thành quả đáng mừng, đặc biệt là hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Trước năm 1960, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền công nghiệp manh mún được hình thành bởi phần lớn các xí nghiệp nhỏ thuộc sở hữu tư nhân và một vài công ty cỡ vừa thuộc sở hữu nhà nước. Sau năm 1960, Thái Lan có những thay đổi lớn lao về cả tầm nhìn và chính sách phát triển. Cụ thể là Thái Lan đi từ sử dụng nhiều lao động đến sử dụng nhiều tư bản, kĩ thuật cao; đi từ chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đến hướng vào xuất khẩu; biết tận dụng vốn, công nghệ nước ngoài để thực hiện công nghiệp hóa, thực hiện có hiệu quả “ vai trò của nhà nước trong kinh tế- xã hội”. Đến nay công nghiệp Thái Lan đã có mức tăng trưởng cao: năm 2004 là 8,34%. Tỷ trọng ngành công nghiệp đóng góp vào nền kinh tế ngày càng cao. Sự tăng trưởng kinh tế Thái Lan chủ yếu thể hiện qua sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ.
Trước sự phỏt triển diệu kỡ với cả một bước đi dài của nền CN Thỏi Lan trong giai đoạn 1960 trở lại đây, chúng ta cảm thấy khâm phục những chính sách, tầm nhìn, chiến lược phát triển của Thái Lan. Chúng ta có những điều kiện tương đồng, có cơ hội phát triển nhiều như Thái Lan mà trình độ của nền kinh tế nước ta vẫn còn thấp hơn nhiều so với Thái Lan và một số nước châu á.
Như vậy, sau hơn 40 năm cải cách nền kinh tế (1960- nay),Thái Lan đã thực sự trở thành ngôi sao mới của khu vực Đông Nam á. Với những nỗ lực cải cách toàn diện , một nền kinh tế qua nhiều tổn thương do khủng hoảng đã mang một gương mặt mới tốt đẹp hơn. Sự phát triển vững vàng trong ngành công nghiệp Thái Lan chính là bằng chứng rõ rệt về tính đúng đắn của các chính sách. Ngành công nghiệp đã thực sự vươn lên đóng góp một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Thái Lan đã chuyển mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công- nông nghiệp, với sự phát triển mạnh của cả hai ngành công nghiệp và nông nghiệp . Sự kết hợp hài hoà , hỗ trợ lẫn nhau giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các ngành công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại đã là một chính sách phù hợp nhất để phát triển kinh tế Thái Lan. Đặc biệt chính phủ Thái Lan đã biết tận dụng phát huy các ngành công nhgiệp ưu thế : công nghiệp dệt; công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp điện tử; công nghiệp chế tạo; công nghiệp ô tô …
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, Thái Lan vẫn còn một số tồn tại. Đó là ứ đọng của nợ khó đòi, làm chậm tốc độ tăng tín dụng, dẫn đến không sử dụng hết công suất trong nhiều cơ sở sản xuất gây lãng phí; Trình độ kĩ thuật còn chưa cao nên sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; Đi kèm với nó là sự thiếu minh bạch trong quản lí đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Việc chuẩn bị các điều kiện cho việc thu hút và tổ chức các hoạt động của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chưa hợp lí nên kết quả chưa đạt được như mong muốn . Thái Lan đã cố gắng thực hiện việc cải thiện môi trường đầu tư và khả năng sử dụng nguồn vồn đầu tư của mình. Gần đây, Thái Lan đã có nhiều chính sách mở rộng thương mại tự do với các hãng trong và ngoài khu vực, với việc giảm thuế hoặc không đánh thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu. Việc này sẽ giúp Thái Lan tìm kiếm lợi ích thương mại chung để có cơ sở vững chắc cho sự mở rộng buôn bán song phương và đa phương.
Quá trình công nghiệp hoá của Thái Lan, về việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài cộng với cơ cấu ngành hợp lí rất hữu ích đối với Việt Nam. Vai trò hoạch định của chính phủ sẽ giúp cho việc đột phá tìm hướng đầu tư, quy định ngành nào, khu vực nào sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt nhất cho nền kinh tế.
Vì vậy Việt Nam cần có biện pháp phù hợp, vừa vận dụng những mặt tích cực, mặt khác cố gắng khắc phục những yếu kém, tránh những sai lầm của Thái Lan đã mắc phải, từ đó đưa đất nước ta vững bước trên trường quốc tế .
Đề tài gồm các nội dung cơ bản sau:
A-Lời mở đầu.
B- Nội dung.
I. Qúa trình phát triển nền Công nghiệp
II. Một số ngành Công nghiệp chủ chốt của Thái Lan.
III. Những nhân tố tác động đến sự phát triển Công ngiệp Thái Lan.
IV. Bài học kinh nghiệm
C- Kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 196
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 2143
⬇ Lượt tải: 21