Mã tài liệu: 96488
Số trang: 121
Định dạng: docx
Dung lượng file: 324 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Trong lịch sử phát triển của các nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn luôn có vai trò và tác dụng rất quan trọng. Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp (DN) có những chuyển biến sâu sắc, thì các DNVVN lại càng được chú trọng.
ở nước ta, DNVVN cũng có vai trò quan trọng, do sự phát triển còn thấp của nền kinh tế quốc dân, do tiềm năng còn lớn của nội lực dân tộc, do yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Trong 16 năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng: cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ, tăng trưởng kinh tế ổn định trong một thời gian dài,... Kết quả đó có sự đóng góp của các DNVVN. Vì vậy, DNVVN ngày càng được coi trọng. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa chỉ rõ: "Chú trọng phát triển các DNVVN...". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 cũng nhấn mạnh: "Phát triển mạnh các DNVVN... ".
Quảng Ngãi là một tỉnh mới được tái lập từ năm 1989 sau gần 14 năm hợp nhất với tỉnh Bình Định (từ 11/1975 đến 7/1989), là một tỉnh nghèo, với gần 90% dân số sống ở nông thôn, lại chủ yếu sống bằng nghề nông và ở mức sống thấp, lao động nhàn rỗi và dư thừa nhiều (tỷ lệ thất nghiệp chung khoảng 2,64%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị: 5,74%)... Song bên cạnh đó Quảng Ngãi lại có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế: về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, có nhiều làng nghề truyền thống, có khu công nghiệp Dung Quất, có nhiều nhà máy lớn, có lực lượng lao động dồi dào,... Vì vậy, việc phát triển và phát huy tiềm lực của các DNVVN trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết bởi nó sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. Muốn vậy, đòi hỏi cần phải nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về thực trạng DNVVN trên địa bàn tỉnh để từ đó tìm ra định hướng, giải pháp phát triển DNVVN trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới.
Kết cấu luận văn:
Chương 1: Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chương 2: Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Chương 3: Quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 137
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 862
⬇ Lượt tải: 18