Mã tài liệu: 96508
Số trang: 92
Định dạng: docx
Dung lượng file: 218 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Đất nước ta đang trong thời kỳ thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là một nước nông nghiệp nên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, việc phát triển công nghiệp chế biến nói chung, công nghiệp chế biến nông sản nói riêng có vai trò rất quan trọng. ý thức được điều đó, khi xác định nội dung, nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: "Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản" [15, 86]. Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 4 (khóa VIII) lại nhấn mạnh: "Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản, sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng..." [12, 55].
Tiền Giang là một trong 12 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng khá phong phú về nông nghiệp. Ngoài cây lúa với sản lượng thóc hàng năm tương đối lớn - năm 1999 đạt hơn 1,3 triệu tấn - Tiền Giang còn có nhiều loại cây khác là nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh như: khóm (dứa), mía, dừa, cây ăn quả các loại. Riêng cây ăn quả với diện tích hơn 40.000 ha - diện tích vườn cây ăn quả lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long - chuyên canh, thâm canh các loại cây đặc sản: cam, quýt, bưởi, nhãn, sầu riêng, xoài... hàng năm cho sản lượng khá lớn, từ 300.000 tấn đến 350.000 tấn.
Xuất phát từ nét đặc thù của tỉnh, Đại hội Tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ VI (1996 - 2000) đã đề ra chiến lược phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó đặc biệt tập trung phát triển công nghiệp chế biến từ thế mạnh nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp của Tiền Giang. Thực hiện chiến lược đó, trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh đã có những bước phát triển nhất định, đóng góp đáng kể vào giá trị GDP hàng năm, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh trong những năm qua còn chậm, chưa tương xứng, tạo ra sự mất cân đối lớn giữa khâu sản xuất nông sản nguyên liệu với khâu chế biến nguồn nguyên liệu đó.
Kết cấu của luận văn:
Chương 1: Công nghiệp chế biến nông sản và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế ở Tiền Giang
Chương 2: Thực trạng Công nghiệp chế biến nông sản ở Tiền Giang và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Tiền Giang
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 976
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16