Mã tài liệu: 38210
Số trang: 120
Định dạng: docx
Dung lượng file: 949 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Từ chỗ nền kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu cho nhân dân, đến nay Việt Nam được đánh giá là nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Thành tựu to lớn trên có được một phần xuất phát từ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn, trong đó có ngành công nghiệp Dệt - May.
Với lợi thế về lao động cùng các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam…ngành Dệt May Việt Nam đã có những bước phát triển khá nhanh. Trong hơn 5 năm qua, Dệt May Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với tốc độ phát triển bình quân ở mức hai con số và trở thành một trong những ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các sản phẩm dệt may Việt Nam đã bước đầu tạo được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Dệt May hiện đang sử dụng gần 5% lao động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), đóng góp 8% GDP, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hai (sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp hơn 16 % trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên đằng sau tốc độ tăng trưởng cao trong suốt những năm qua, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã và đang mắc phải rất nhiều những hạn chế. Nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu đến 90%, năng suất lao động thấp, vốn đầu tư sử dụng không hiệu quả trong khi hai ngành Dệt và May phát triển thiếu cân đối một cách trầm trọng làm cho chất lượng tăng trưởng yếu kém. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đang trên chặng nước rút gia nhập WTO, Dệt May Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nhưng cũng rất nhiều những thách thức khi mà nội lực không thể đảm bảo cho một sự tăng trưởng có chất lượng cao.
Mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp Dệt May đến năm 2010 của Chính phủ là nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, từng bước đưa ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ, góp phẩn tăng trưởng kinh tế, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện những mục tiêu nói trên thì việc nghiên cứu thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May đóng một vai trò quan trọng. Nó phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành, trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị bước vào một giai đoạn lịch sử mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO.
Kết cấu Luận văn bao gồm những phần sau:
Chương I: Đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May
Chương II: Thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16