Mã tài liệu: 32617
Số trang: 77
Định dạng: docx
Dung lượng file: 739 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Trong mọi thời kỳ, vấn đề nông nghiệp nông thôn luôn là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Sự phát triển kinh tế một nước không những phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của các vùng đô thị mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các vùng nông thôn. Từ sau thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát triển nông thôn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi sự đô thị hóa các vùng nông thôn đang diễn ra nhanh chóng thì vấn đề xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng đô thị hóa là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Ngày 08/09/2006 Bộ NN & PTNT đã ban hành Quyết định 2614/QĐ-NBB-HTX, phê duyệt đề án thí điểm “ Xây dựng mô hình NTM cấp thôn/bản theo hướng đô thị hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa”. Sau 4 năm thực hiện,chủ trương này đã mang lại được sự thay đổi rất lớn ở các vùng nông thôn Việt Nam, cho đến nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng NTM đã và đang được triển khai rộng khắp ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, với đặc thù là một huyện với tỷ lệ cư dân nông thôn chiếm ở mức cao nên vấn đề xây dựng NTM theo hướng đô thị hóa được xem là một việc làm cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, sự phát triển của Gia Lâm theo hướng đô thị hóa đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, tuy nhiên ở một số xã nông thôn thì sự phát triển này đang còn chậm do thiếu những điều kiện nhất định về nhiều mặt kinh tế và xã hội. Chính vì thế cần phải có những quy hoạch, kế hoạch cụ thể về việc xây dựng NTM của huyện nói chung và của từng xã trong địa bàn huyện nói riêng. Do đó việc nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để xây dựng NTM huyện Gia Lâm theo hướng đô thị hóa là cần thiết nhằm các mục đích sau đây:
- Nghiên cứu những điều kiện cần thiết để xây dựng NTM theo hướng đô thị hóa.
- Đánh giá thực trạng kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện hiện nay để có định hướng đúng đắn cho quá trình xây dựng NTM.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng NTM một cách hiệu quả và bền vững, phù hợp với tiến trình đô thị hóa của huyện.
bài làm bao gồm:
Chương I: NTM và đô thị hóa nông thôn.
Chương II: Đánh giá thực trạng nông thôn huyện Gia Lâm và phương hướng xây dựng NTM của huyện.
Chương III: Một số giải pháp xây dựng NTM huyện Gia Lâm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 947
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 877
⬇ Lượt tải: 25