Mã tài liệu: 39036
Số trang: 42
Định dạng: docx
Dung lượng file: 323 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Tăng trưởng & phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của của tất cả các nước trên thế giới , là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia .Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ đó.Tăng trưởng phản ánh mặt lượng của phát triển kinh tế nó nói lên khối lượng hành hoá & dịch vụ mà một nền kinh tế tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó cho chúng ta thấy được thu nhập cũng như mức sống của người dân một nước.Các chỉ tiêu của tăng trưởng phản ánh sự phát triển hay suy thoái của một quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển nói chung & Việt nam nói riêng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp & hội nhập với các nước phát triển.Các nước đang phát triển là những nước có mức sống thấp ,thu nhập bình quân đầu người trên dưới 2000$/năm trong khi các nước phát triển con số này là trên 20 000 $/năm ,tỷ lệ tích luỹ thấp chỉ trên 10% thu nhập còn ở các nước phát triển là 20%-30%,trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp , năng suất lao động cũng thấp.Với những khó khăn trên thì tăng trưởng kinh tế nhanh chính là con đường duy nhất để các nước đang phát triển có thể đuổi kịp các nước phát triển.Tuy nhiên cần gắn tăng trưởng với phát triển bền vững.Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu rất quan trọng nhưng chưa đủ vì mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế ở các nước không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế , mà là việc xoá đói giảm nghèo, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế ,nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quân chúng nhân dân …hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất của xã hội của quá trình phát triển.Vì vậy song song với tăng trưởng nhanh chúng ta cần phải giải quyết được tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Bất bình đẳng & giảm tình trạng bất bình đẳng đã trở thành vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề phát triển.Và trên thực tế nó đã trở thành mục tiêu chủ yếu của các chính sách kinh tế .Những quốc gia đang phát triển là những nước đi sau nên rất thiếu các nguồn lực cho quá trình phát triển do đó đã tập trung phần lớn các nguồn vốn vào những lĩnh vực tạo nên hiệu quả cao nhất nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh.Chính vì vậy đã tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.Vấn đề đặt ra cho những nước này là phải giải quyết được vấn đề bất bình đẳng trong khi vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Những vấn đề này đặt ra cho các nhà lãnh đạo ,các nhà nghiên cứu kinh tế & hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển cũng như Việt Nam phải tìm ra mô hình thích hợp cho quá trình tiếp tục phát triển kinh tế.Cơ sở khoa học của việc lựa chọn mô hình này là phải dựa trên những nguyên lý cơ bản của phát triển kinh tế , nghiên cứu kinh nghiệp lựa chọn mô hình phát triển của các nước & dựa vào bối cảnh thực tế đang đặt ra trong & ngoài nước .
Qua đó chúng ta có thể thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu về mối qua hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng cũng vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài: "Mối quan hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng ở Việt Nam”.
Kết cấu đề tài bao gồm 3 phần:
Phần 1 tổng quan về lý thuyết
Phần 2 thực trạng về tăng trưởng & bất bình đẳng ở Việt nam
Phần 3 các giải phát cho việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng & bất bình đẳng ở Việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 3951
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16