Mã tài liệu: 56790
Số trang: 47
Định dạng: docx
Dung lượng file: 200 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Việt Nam đi vào thời kỳ CNH- HĐH đất nước trùng với thời điểm thế giới đang diễn ra những thay đổi lớn về chính trị và kinh tế. Xu thế hoà bình và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc. Toàn cầu hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Để hoà nhập chung với xu thế này , đối với nước ta hiện nay cần phải thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thoát khỏi tình trạng cơ cấu nghiêng về nông nghiệp, tạo cơ sơ vững chắc để tăng trưởng nhanh, bền vững.
Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ nhằm xác định cụ thể những bước đi phù hợp trên cơ sở đánh giá chung thực trạng và nguồn lực phát triển của nền kinh tế nước ta mà còn nhằm xác định những lợi thế của nước ta, từ đó lựa chọn được những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có tính bền vững tương đối, phù hợp với sự năng động của thị trường thế giới.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là bước quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam, để đưa nước ta từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp, đưa chủ trương của Đảng ta là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng văn minh sớm trở thành hiện thực.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có một vai trò vô cùng quan trọng đối với một nền kinh tế thực hiện chiến lược kinh tế mở. Thông qua việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để giúp cho nước ta có một cơ cấu kinh tế phù hợp, giúp góp phần đưa nền kinh té quốc gia hhội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, phù hợp với xu thế chung về tính toàn cầu hoá nền kinh tế ngày nay.
Trong xu thế hiện nay, để phát triển và đuổi kịp sự phát triển của khu vực và thế giới, chúng ta phải có biện pháp, chính sách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, mở cửa hội nhập với thế giới. Hội nhập là để tận dụng được những ưu thế của thời đại về công nghệ, vốn...qua đó đẩy mạnh CNH với tốc độ cao và khắc phục nhanh hơn về tụt hậu kinh tế. Hơn 10 năm đổi mới, Việt Nam từng bước mở rộng phát triển các quan hệ linh tế đối ngoại .Từ việc gia nhập vào khối ASEAN(7/1995) Việt Nam cam kết hoàn thành những nghĩa vụ kinh tế để tham gia vào khối AFTA năm 2006, tiếp theo là đệ đơn xin gia nhập vào APEC(1998) và WTO(7/1998).
Những thành quả đạt được trong đổi mới kinh tế trong những năm qua cho thấy cơ cấu kinh tế ngành đã có những bước chuyển biến đáng kể, theo hướng tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Đối chiếu với các chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước trong thời kỳ vừa qua có thể đánh giá: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta những năm qua nhìn chung là đúng hướng và phù hợp với các quan điểm của Đảng và nhà nước. Đó là yếu tố căn bản cho việc định hướng và tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong những năm sắp tới.
Đề tài gồm 4 phần sau:
Chương I : Những lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giai đoạn 1996-2000.
Chương III: Phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 5 năm 2001-2005.
Chương IV: Các chính sách và giải pháp thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 129
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16