Mã tài liệu: 33358
Số trang: 78
Định dạng: docx
Dung lượng file: 736 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Sự bùng nổ của xu thế đô thị hoá ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai làm nảy sinh hàng loạt vấn đề phức tạp, đặc biệt là sự căng thẳng trong vấn đề giao thông đô thị. Thực chất đó là hậu quả của sự mất cân đối trầm trọng giữa nhu cầu đi lại và khả năng đáp ứng của giao thông bao gồm cả phương tiện và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất, đồng thời đó cũng là một thách thức lớn ở tất cả các đô thị hiện nay.
Trong điều kiện mới của sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam á, thủ đô Hà Nội không chỉ là bộ mặt của cả nước mà còn là thị trường hấp dẫn đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mức độ hấp dẫn đó phụ thuộc vào sự phát triển nhiều mặt của Hà Nội mà trong đó sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Hiện nay, Hà Nội đã có những bước cải thiện đáng kể về giao thông vận tải, đặc biệt là trong vấn đề đầu tư, nâng cấp, cải tạo và mở rộng mạng lưới đường, điều khiển giao thông trên đường... Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể thì giao thông vận tải Hà Nội vẫn còn là khâu yếu kém, phát triển chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra và lạc hậu nhiều so với thủ đô các nước trong khu vực. Nổi bật nhất là sự yếu kém của hệ thống giao thông công cộng. Việc đi lại hàng ngày của người dân hiện nay chủ yếu vẫn là sử dụng các loại phương tiện cá nhân. Tình trạng trên đã và sẽ tiếp tục gây ách tắc giao thông, cho dù thành phố có tăng cường đầu tư để mở rộng và nâng cấp đường phố và cơ sở hạ tầng đến đâu đi chăng nữa. Để khắc phục tình trạng đó, thành phố đã và đang chủ trương phát triển hệ thống giao thông công cộng bằng xe Bus. Tuynhiên, để hệ thống giao thông công cộng hoạt động có hiệu quả và chất lượng phục vụ người dân ngày càng cao thì không thể thiếu được chức năng kiểm tra và điều chỉnh. Đặc biệt, trong thời gian tới khi mà quy mô lực lượng tham gia tăng lên và thực hiện chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp thì vấn đề kiểm tra, giám sát càng khó khăn phức tạp hơn. Điều đó đòi hỏi một yêu cầu cao hơn, một sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Sở Giao thông công chính, Trung tâm quản lý và điều hành và các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng.
Nội dung bài viết:
Chương I: Lý luận chung về công tác kiểm tra đối với hệ thống giao thông công cộng bằng xe Bus
Chương II: Thực trạng công tác kiểm tra và giám sát đối với hệ thống giao thông công cộng bằng xe Bus ở Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra và giám sát đối với hệ thống giao thông cộng cộng bằng xe Bus ở Hà Nội
Chương Dương và các nút nằm sâu trong nội thành như ngã tư Ô Chợ Dừa, Nguyễn Khuyến, ngã tư Chùa Bộc, Tây Sơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 839
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16