Mã tài liệu: 34271
Số trang: 91
Định dạng: docx
Dung lượng file: 714 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ lạm phát, giảm thất nghiệp, cán cân thanh toán có số dư được xem như mục tiêu chung của mọi quốc gia. Bốn mục tiêu này được xem như bốn đỉnh của một tứ giác kinh tế. Trong đó phát triển kinh tế - mà đặc biệt là phát triển công nghiệp được xem như mục tiêu hàng đầu của hầu hết các nước đang phát triển.Sự phát triển công nghiệp có thể xem như một trong những thước đo đánh giá trình độ phát triển kinh tế một quốc gia, một vùng.
Trong những năm đổi mới vừa qua, kinh tế Hà Nội đó có rất nhiều thay đổi quan trọng, nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội, trong đó đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp của thành phố. Điều đú đó góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế của Thủ đô, và phấn đấu mục tiêu "xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế ".
Tuy nhiên vẫn còn một thực tế là: Mặc dự cú rất nhiều điều kiện thuận lợi về mọi mặt trong quá trình phát triển kinh tế song Công nghiệp phỏt triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của Hà Nội, tỷ trọng công nghiệp còn chưa cao (giai đoạn 1995 - 2000 chỉ chiếm từ 24% đến 27% trong tổng GDP của thành phố). Tức là trong vũng 6 năm, chỉ số tăng của tỷ trọng cụng nghiệp trong tổng GDP của thành phố chỉ bằng khoảng 2.61%; nghĩa là bỡnh quõn mỗi năm tăng thờm 0.37%. Đú là sự thay đổi rất thấp trong bối cảnh rất cần cú sự phỏt triển của Công nghiệp. Muốn thực hiện đường lối Công nghiệp hóa hiện đại hóa thì không thể để tỷ trọng công nghiệp của thành phố thấp như hiện nay.
Muốn vậy, Thành phố cần phải nhanh chóng có các chính sách, giải pháp phát triển công nghiệp phù hợp để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nâng tỷ trọng công nghiệp lờn cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đó lựa chọn đề tài cho Luận văn là: “Định hướng và giải pháp phát triển Công nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2010" nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển công nghiệp, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu để phát huy và khắc phục. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp thích hợp để đẩy mạnh phát triển công nghiệp Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
Bố cục của Luận văn gồm cú 3 phần chính như sau:
Chương I: Vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội
Chương II: Thực trạng phát triển Công nghiệp thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995 – 2003.
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 190
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16