Mã tài liệu: 64792
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file: 122 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Trong những năm qua , mặc dù đã có những khởi sắc về mọi mặt kinh tế , chính trị, xã hội, nhưng nhìn chung ,nước ta vẫn là một nước đang phát triển với nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu, chênh lệch khá xa so với các nước công nghiệp phát triển. Để đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển và từng bước đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, không còn con đường nào khác là thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên , thực hiện CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra sôi động đòi hỏi chúng ta phải tìm ra hướng đi thích hợp , phát triển nền kinh tế dựa trên những điều kiện cụ thể của đất nước trong mỗi giai đoạn, vừa khai thác triệt để những mặt tích cực của xu hướng quốc tế hoá kinh tế vừa phát huy tối đa những lợi thế so sánh của đất nước. Trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng cũng đã xác định"..phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn...'' là một hướng đi phù hợp trong giai đoạn đầu phát triển . Cụ thể hoá định hướng bằng những chính sách , công cụ hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với ngành công nghiệp nhẹ , thời gian qua ngành đã có những bước tăng trưởng và phát triển đầy thuyết phục . Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành công nghiệp nhẹ luôn ở mức cao, tỉ lệ đóng góp trong GDP cũng như kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn nhất , đồng thời giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động .. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành thời gian qua do dựa vào sự bảo hộ của nhà nước nên thiếu bền vững thể hiện ở sức cạnh tranh còn yếu khi tham gia vào thị trường quốc tế. Do đó , đòi hỏi phải có cái nhìn sâu sắc hơn từ thực trạng phát triển của ngành để thấy được những mặt mạnh cũng như những điểm yếu , từ đó đề ra được những giải pháp cụ thể phát huy tốt hơn nữa những lợi thế mà ngành có được , tăng cường sức cạnh tranh trong môi trường quốc tế.
Vì vậy , tôi nghiên cứu đề tài "đầu tư vào một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp nhẹ phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam thời gian qua. Thực trạng và giải pháp." với mong muốn đưa ra một cái nhìn toàn cục hơn về tình hình đầu tư trong một số ngành công nghiệp nhẹ như ngành da giầy, ngành dệt may và ngành chế biến nông sản và khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư , khả năng cạnh tranh của các ngành này .
Kết cấu đề tài này gồm:
Phần I Cơ sở khoa học của quan điểm đầu tư phát huy lợi thế so sánh.
phần II Thực trạng đầu tư vào một số lĩnh vực công nghiệp nhẹ phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam thời gian qua.
phần III Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư ngành dệt may, chế biến nông sản và ngành giầy da .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 724
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16