Mã tài liệu: 56743
Số trang: 46
Định dạng: docx
Dung lượng file: 247 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Từ năm 1986 thực hiện đường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng, lãnh đạo đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, GDP đã tăng liên tục trong một thời gian dài (có năm GDP của Việt Nam đạt 9,5%) và các chỉ số khác của nền kinh tế cũng có nhiều khởi sắc. Điều này đã giúp cho vị thế của nước ta được cải thiện rất nhiều trên trường quốc tế. Đóng góp không nhỏ vào sự thành công đó phải kể đến vai trò của hoạt động đầu tư. Trong thời gian qua hoạt động đầu tư của nước ta đã có những sự chuyển biến đáng kể: tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng qua các năm, cơ cấu đầu tư ngày càng được đổi mới theo hướng hiện đại góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nghị quyết hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương khóa VIII cũng đã khẳng định: “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư là một trong những giải pháp lớn nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội...”
Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư ở nước ta mới chỉ là bước đầu và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư còn chậm.
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư là giải pháp đúng đắn và quan trọng để góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và phức tạp. Trong khuôn khổ đề án môn học, đề tài đã cố gắng tập trung vào việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư, cơ cấu đầu tư: Khái niệm, phân loại, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và tính tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu đầu tư.
Thứ hai, trên cơ sở các số liệu về tình hình đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2003, đề án đã phân tích một cách logic và khoa học sự chuyển biến về cơ cấu đầu tư theo ngành, theo vùng lãnh thổ, theo nguồn vốn và ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ ba, từ những phân tích lý luận và thực tiễn và dựa vào định hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001 - 2010, đề án đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư trong giai đoạn tới.
Kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, gồm 45 trang được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và cơ cấu đầu tư
Chương 2: Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt nam giai đoạn 1995 - 2003
Chương 3: Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16