Mã tài liệu: 301532
Số trang: 65
Định dạng: rar
Dung lượng file: 685 Kb
Chuyên mục: Kinh tế lao động
[FONT=Times New Roman]MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ lao động VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1/ VẤN ĐỀ lao động
1.1.1/ Vấn đề xuất khẩu lao động thoe học thuyế Mác
1.1.2/ Chính sách đối với thị trường lao động việc làm của một số nước
1.2/ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU lao động
1.2.1/ Khái niệm
1.2.2/ Nội dung
1.2.3/ Các hình thức xuất khẩu lao động
1.2.4/ Đặc điểm của xuất khẩu lao động
1.2.5/ Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động
1.2.6/ Rủi ro,hạn chế và lợi ích trong xuất khẩu lao động
1.2.7/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động
1.3/ NHÌN NHẬN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG lao động VIỆT NAM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG TRUNG ĐÔNG THỜI GIAN QUA
2.1/ THỰC TRẠNG lao động VIỆT NAM
2.1.1/ Cơ cấu dân số Việt Nam
2.1.2/ Đặc điểm của lao động Việt Nam
2.1.3/ Cơ cấu lao động Việt Nam
2.2/ CÁC THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU lao động SANG
2.3/ THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG
2.3.1/ Giới thiệu sơ lược về thị trường Trung Đông
2.3.2/ lao động nước ngoài tại Trung Đông
2.3.3/ Mối quan hệ Việt Nam- Trung Đông
2.4/ VIỆT NAM XUẤT KHẨU lao động SANG TRUNG ĐÔNG
2.4.1/ Vì sao?
2.4.2/ Thực trạng xuất khẩu laod dộng Việt Nam sang Trung Đông những năm qua
2.4.3/ Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang Trung Đông
2.4.4/ Kết quả đạt được
2.4.5/ Những khó khăn, tồn tại trong việc xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông
2.4.6/ Nguyên nhân của những tồn tại trên
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP
3.1/ Về phía nhà nước Việt Nam
3.2/ Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam
3.2/ Về phía người lao động Việt Nam
Lời mở đầu
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO), đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng nên việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới là một điều tất yếu. Trong thời đại toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Hơn nữa Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng - một cơ hội lần đầu tiên chúng ta có trong lịch sử nhân khẩu học (“Cơ cấu dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc). Theo Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, hiện nay, mỗi năm nước ta có khoảng 1,4 – 1,6 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động. Sự dồi dào của lực lượng này thực sự đang tạo ra cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đồng hành với nó là những thách thức không nhỏ về việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, tình trạng đô thị hoá ngày càng mạnh, nông dân mất đất, không tìm được việc làm phù hợp và hầu hết số người nông dân mất đất vẫn đang trong độ tuổi lao động Nếu như lực lượng lao động dồi dào này không làm ra khối lượng của cải vật chất đủ để nuôi sống chính họ thì hậu quả sẽ kéo dài mãi mãi về sau. Giá trị tích luỹ không có, hoặc thấp, Nhà nước sẽ không đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho phúc lợi Xã hội khi “dân số già”.
Mặc khác chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là dành nhiều nguồn lực cho việc xoá đói giảm nghèo. Cùng với Đề án xoá đói giảm nghèo cho 61 huyện nghèo nhất nước của Chính phủ, Bộ lao động -Thương binh và Xã hội cũng đang gấp rút hoàn chỉnh Đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo. Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện ở thị trường trong nước mà còn chú trọng phát triển ở cả thị trường nước ngoài.
Vì vậy vấn đề xuất khẩu lao động hiện nay đang được quan tâm rất nhiều. Xuất khẩu lao động là một hoạt động khá mới mẻ ở nước ta và chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Ta lại nhận thấy rằng, Trung Đông là khu vực gồm phần lớn các nước có nhiều tài nguyên dầu mỏ, dân số ít nên là một trong những khu vực nhận lao động nước ngoài lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - GCC (gồm Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar, Oman, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã có hàng chục triệu lao động khắp thế giới đang làm việc trong đủ mọi lĩnh vực, từ cán bộ quản lý, kỹ sư, lao động làm việc trong ngành dịch vụ, lao động công nghiệp, xây dựng đến lao động phổ thông, giúp việc gia đình… Nơi đây đã thu hút khá nhiều lao động Việt Nam trong thời gian gần đây và tạo cho em sự thú vị hơn khi trung đông lại là một khu vực được biết với khá nhiều vấn đề bạo động , khí hậu lại khắc nghiệt và quốc đạo nơi đây là đạo hồi, thường được biết với sự khắc khe. Vậy thì Việt Nam ta có nên xuất khẩu lao động sang Trung Đông không, xuất khẩu sang đây có đáp ứng được nhu cầu của người lao động cũng như chính phủ ta mong muốn không? Từ đó đã thúc đẩy em lựa chọn và thực hiện đề tài này “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16