Mã tài liệu: 85708
Số trang: 27
Định dạng: docx
Dung lượng file: 73 Kb
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Thực tiễn cho thấy, sự phát triển kinh tế-xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Điều khẳng định trên lại càng đúng với hoàn cảnh nước ta trong giai đoạn cách mạng đẩy mạnh công nghịêp hóa, hiện đại hóa thì nguồn nhân lực có vai trò quyết định. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực phải chiếm vị trí trung tâm trong chiếm lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta. Nhận thức rõ điều đó, đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảng ta đã “lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, coi việc “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Do vậy, khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ cùng với đòi hỏi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang đặt ra những yêu cầu mới cho việc khai thác và phát huy tiềm năng của con người. Quá trình tìm kiếm những cách thức, giải pháp nhằm sử dụng và phát triển nguồn lực quan trọng này đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do đăc điêm kinh tế –xã hội khác nhau nên mỗi nước đều có giải pháp và bước đi khác nhau trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, gắn với những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ xu hướng phổ biến của sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đều mang những nét chủ yếu sau:
-Thứ nhất, con người được coi là nguồn lực cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.
-Thứ hai,khai thác tiềm năng chí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo trở thành nhu cầu chủ yếu của nguồn nhân lực.
-Thứ ba, ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản của chiếm lựơc nguồn nhân lực.
-Thứ tư, chuyển hướng từ sử dụng đại trà sang tổ chức quản lý và sử dụng linh hoạt nguồn nhân lực.
-Thứ năm, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực là một xu hướng phổ biến trong điều kịên cách mạng khoa học-công nghệ hiện nay.
Như vậy, có thể nói, trong thời đại ngày nay cách mạng khoa học-công nghệ đang tác động một cách mạnh mẽ tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở mọi quốc gia. Để có được một nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta không thể không tính đến sự tác động ấy của cách mạng khoa học-công nghệ.
Kết cấu đề tài:
I. Một số vấn đề cơ bản về lý luận
II - Nguồn nhân lực việt nam – thực trạng
và giải pháp`
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 218
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 17