Mã tài liệu: 212339
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 675 Kb
Chuyên mục: Kinh tế lao động
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác Bảo hộ lao động ở nước ta đã được chú trọng ngay từ những năm đầu thành lập nước với sắc lệnh 29/SL do Hồ Chủ Tịch ký tháng 3/1947. Ngày 18/12/1964 Chính Phủ ban hành Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động, để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho Miền Bắc nước ta. Đây là văn bản pháp lý khá đầy đủ về những vấn đề có liên quan đến Bảo hộ lao động. Điều lệ này tiếp tục đến 10/9/1991 Hội đồng Nhà nước thông qua pháp lệnh Bảo hộ lao động với 10 chương, 46 điều trong đó lần đầu tiên quyền được đảm bảo điều kiện làm việc AT-VSLĐ của người lao động được pháp lệnh công nhận và bảo vệ.
Hiến pháp năm 1992 có điều 56 nêu rõ: “Nhà nước ban hành luật pháp chế độ chính sách về Bảo hộ lao động”, đề cập đến 2 vấn đề: Quyền lập pháp và quyền quản lý Nhà nước về Bảo hộ lao động. Sau đó là hàng loạt các Bộ luật, Nghị định. Thông tư, Chỉ thị và Hệ thống các tiêu chuẩn quy phạm AT-VSLĐ lần lượt được ban hành để hướng dẫn trong công tác Bảo hộ lao động. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác Bảo hộ lao động ở nước ta.
Nhưng trong thực tế hiện nay cho thấy sự gia tăng các vụ tai nạn lao động và phát triển bệnh nghề nghiệp về số lượng người mắc và thể loại bệnh gắn chặt chẽ với sự phát triển của các ngành công nghiệp. Vối số lượng gần 300 Thanh tra Nhà nước về AT-VSLĐ hiện nay, chúng ta không thể tiến hành thanh tra được hết các doanh nghiệp trong cả nước cho nên không thể nào thống kê được hết các vụ tai nạn lao động và số lượng người lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Đó là điều dễ thấy nhất trong công tác AT-VSLĐ ở nước ta hiện nay.
Với tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, Đảng và Nhà nước ta đã coi bảo hộ lao động là một chính sách Kinh tế, Xã hội quan trọng của nước ta. Nếu
xét ở quy mô doanh nghiệp nó liên quan đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với một ngành sản xuất, trong cơ chế thị trường, bảo hộ lao động đã trở thành những điều kiện quan trọng của hàng hoá để bảo đảm cạnh tranh thắng lợi. Với một nước: Bảo hộ lao động đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự phát triển của một nước. Nếu Bảo hộ lao động không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tâm lý xã hội, uy tín xã hội, ổn định xã hội. Nó có thể làm tăng gánh nặng cho xã hội, Bảo hiểm Xã hội phải chi nhiều hơn cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu như người lao động không mua Bảo hiểm Xã hội thì gia đình và xã hội phải chi. Nó sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ công nhân truyền thống của một số ngành nhất định (công nhân truyền thống là từ cha đến con, cùng trong một gia đình) và sau cùng là ảnh hưởng đến việc thực hiện “Chiến lược con người” của Đảng và Nhà nước ta.
Trong bản báo cáo này em xin trình bày thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại Công ty cơ khí Hà Nội qua những lần khảo sát thực tế và đề xuất một số giải pháp về AT-VSLĐ. Song do kinh nghiêm và điều kiện thực tế có hạn nên bản báo cáo này chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự hướng dẫn của các thầy cô trong Khoa Bảo hộ lao động, trường đại học Công Đoàn và sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong Công ty cơ khí Hà Nội để qua đợt thực tập này em có tầm hiểu biết sâu rộng hơn nữa về công tác Bảo hộ lao động và nó sẽ là hành trang cho công việc của em sau này.
Đề tài: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại Công ty cơ khí Hà Nội và một số giải pháp về an toàn – vệ sinh lao động
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 21