Mã tài liệu: 244208
Số trang: 48
Định dạng: doc
Dung lượng file: 419 Kb
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Đề tài: Kế toán tiền lương tại Cty TNHH Kiến trúc và nội thất Dáng Việt
Lời nói đầu
Thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, ở nước ta hiện nay có rất nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại, cùng cạnh tranh, cùng phát triển và đều chịu sự quản lý của Nhà nước dưới tầm vĩ mô.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, là một công cụ có sức mạnh vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, góp phần quan trọng khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường thực hiện một số chính sách xã hội.
Do nhu cầu bức thiết hiện nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý đặc biệt là biện pháp kinh tế. Một trong những biện pháp kinh tế là vấn đề tiền lương, tiền thưởng. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều vì lợi ích kinh tế. Vì thế tiền lương là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với hiệu quả sản xuất. Do vậy việc gắn liền với tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và phát triển trên cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời.
Trong mục đích phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay, việc đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động là một động lực cơ bản khuyến khích sự phấn đấu lỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất. Chính vì thế công tác thanh toán tiền lương các khoản trích theo lương là một phần quan trọng không thể thiếu được trong công tác hạch toán tốt công tác này, doanh nghiệp không chỉ điều hòa giữa lợi ích của mình với lợi ích người lao động mà còn là nhân tố góp phần cung cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác giúp doanh nghiệp điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình đi vào guồng máy chung của xã hội trong cơ chế mới. Tuy nhiên tiền lương chỉ thực sự phát huy tác dụng của nó khi các hình thức tiền lương được áp dụng thích hợp nhất, sát thực với tình hình thực tế của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đúng nguyên tắc qui định của Nhà nước và khả năng cống hiến của mỗi người.
Quĩ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được thành lập để tạo nguồn tài trợ cho công nhân viên, việc quản lý, trích lập và sử dụng các quĩ này có ý nghĩa quan trọng không những đối với tính chi phí sản xuất kinh doanh mà cả với việc đảm bảo quyền lợi của công nhân viên trong toàn công ty nhằm góp phần giúp công ty hoàn thiện công tác hạch toán thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội tạo điều kiện thúc đẩy quản lý công ty có hiệu quả.
Vì những lý do trên nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiến trúc và nội thất Dáng Việt em đã quyết định chọn đề tài Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Kiến trúc và nội thất Dáng Việt làm đề tài cho báo cáo tốt nghiệp của mình.
Báo cáo của em gồm 3 chương sau:
Chương I: Cơ sở lý luận của tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH kiến trúc và nội thất Dáng Việt
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH kiến trúc va nội thất Dáng Việt
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TIỀN LƯƠNG.
1. Bản chất của tiền lương.
Để tiến hành qui trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bao giờ cũng phản cần 3 yếu tố cơ bản đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lực lượng lao động. Trong đó lực lượng lao động là yếu tố chính có tính chất quyết định. Lao động hoạt động chân tay, hoạt động trí óc của con người nhằm biến đổi những vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết để thỏa mãn nhu cầu xã hội.
Tiền công là một phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần hiện nay bởi vì cái mà người ta mua như hàng hóa không phải là lao động mà là sức lao động, là giá cả sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì giá trị của nó được đo bằng lao động thể hiện và nó như là một sản phẩm xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Chúng ta cần phải biết phân biệt giữa tiền công danh nghĩa và tiền công đích thực.
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng sức lao động trả cho người bán sức lao động.
Tiền công thực tế biểu hiện qua số lượng hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ mà họ mua được thông qua tiền công danh nghĩa của họ.
Ở nước ta, trong thời kỳ bao cấp, một phần thu nhập quốc dân được tách ra làm quĩ lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch. Tiền lương chỉ chịu sự tác động của qui luật phát triển cân đối có kế hoạch chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước thông qua các chế độ, chính sách do Hội đồng Bộ trưởng ban hành tiền lương chủ yếu gồm 2 phần: phần trả bằng tiền trên hệ thống thang lương, bảng lương và phần trả bằng hiện vật thông qua tem, phiếu. Theo chế độ này tiền lương đã không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không phản ánh đúng giá trị lao động của người lao động, chính vì thế nó chưa tạo được động lực phát triển sản xuất.
Trong cơ chế mới, tiền lương cũng phải tuân thủ qui luật của thị trường sức lao động và chịu sự điều tiết của Nhà nước, đồng thời nó phải được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Dựa trên số lượng và chất lượng lao động, tiền lương là phần giá trị mới sáng tạo ra của doanh nghiệp để trả cho người lao động. Bởi vậy, trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương đã trở thành một phương tiện quan trọng, đòn bẩy kinh tế để khuyến khích, thúc đẩy người lao động hăng say sản xuất, tìm tòi sáng tạo và có trách nhiệm với công việc.
Nói tóm lại, tiền lương là khoản thu nhập, là nguồn sống chủ yếu của bản thân, của gia đình người lao động và là điều kiện để người lao động hòa nhập vào xã hội.
* Quĩ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trích theo số công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương.
2. Vai trò của tiền lương.
Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị của sản phẩm mà sản phẩm là cơ sở tạo ra nguồn thu nhập doanh nghiệp. Chính vì vậy việc quản lý chặt chẽ về công tác hạch toán tiền lương trên hai phương diện số lượng và chất lượng là yêu cầu bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Mặt khác, để tồn tại và đứng vững trên thương trường hay điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố sự cân bằng cục bộ doanh nghiệp làm cho tiến trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 17