Mã tài liệu: 106048
Số trang: 42
Định dạng: docx
Dung lượng file: 207 Kb
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Để một quá trình sản xuất sản xuất diễn ra được thì phải có 3 yếu tố: sức lao động, công cụ loa động, đối tượng loa động.Trong đó vai trò của con người được đặt ở vị trí trung tâm và mang tính quyết định. Nếu thiếu cong người thì công cụ lao động và đối tượng loa động chỉ là vật chết. Công người thông qua những hoạt động lao động của miình dã làm sống lại những tư liệu sản xuất. Nhìn chung một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải có các nguồn lực như : tài chính, máy móc trang thiết bị, đất đai, nguyên nhiên vật liệu, con người,...Trong đó yếu tố quan trọng nhất là con người. Nếu không có con người thì những yếu tố khác không thể tồn tại vì bản thân nó không tự sinh ra mà bằng hoạt động của con người để huy động nó cho doanh nghiệp, sử dụng vận hành, biến đổi nó theo mục tiêu doanh nghiệp.
Con người được coi là yếu tố duy nhất tạo ra của cải làm tăng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp vì: như lý thuyết kinh tế chính trị đã đưa ra: giá trị của sản phẩm chính bằng tổng của 3 yếu tố c + v + m trong đó c chính là lao động cụ thể làm nhiệm vụ chuyển dịch và bảo tồn giá trị của những tư liệu sản xuất đã hao phí vào giá trị sản phẩm, yếu tố này mang tính bất biến, v + m chính là lao động trừu tượng của con người kết tinh trong hàng hoá, nó tạo ra bộ phận giá trị mới cho hàng hoá. Như vậy chính nhờ những hoạt động của con người đã tạo doanh thu, lợi nhuận, lợi ích kinh tế của một doanh nghiệp và chính đó là điều kiện sống còn của một doanh nghiệp.
Bước sang nền kinh tế thị trường mọi thứ đều trở thành hàng hoá ngay cả sức lao động của con người, đây là một loại hàng hoá đặc biệt. Việt Nam vốn được coi là thị trường lao động dồi dào, giá rẻ. Đó đã từng được coi là dường như đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam. Nhưng hiện nay người ta đã đặt ra câu hỏi: giá lao động rẻ ở Việt Nam đấy có phải là một điều lợi bất cập hại không? Việt Nam đang trong thời kỳ sản xuất theo hình thức cơ khí hoá và tự động hoá nên vấn đề thể lực và trí lực của con người đều quan trọng. Tuy nhiên, có một xu hướng là cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động làm biến đổi mạnh mẽ lao động xã hội theo hướng tăng tỷ trọng lao động trí tuệ, giảm bớt cấc hoạt động lao động chân tay làm cho lao động trí tuệ trở thành hoạt động cơ bản của con người. Xu hướng chuyển từ sử dụng đội ngũ lao động đại trà sang thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao hiểu biết rộng đang trở nên phổ biến. Chính xu hướng này tạo ra thách thức cho doanh nghiệp, làm sao để thu hút ngày càng nhiều lao động giỏi với chi phí vừa phảivì sức lao động của con người vừa là một khoản chi phí của doanh nghiệp vưà là yếu tố đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thêm vấn đề nữa là, bản chất của con người không phải là bất động mà nó luôn thay đổi ,luôn phát triển.Nhờ vào hoạt động giáo dục, hoạt động thực tiễn con người thu hút được những kiến thức phong phú. Khi đã có văn hoá, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tế con người không chịu đứng yên để nhìn điều kiện hoạt động, kết quả hoạt động của mình lắp đặt như cũ hoặc xấu đi, mà luôn luôn phấn đấu vươn lên những điều kiện tốt đẹp hơn, không sáng tạo cải tiến kỹ thuật,công nghệ tiên tiến, đấu tranh cho những quan hệ tư tưởng bình đẳng giữa con người để làm cho sản xuất ngày càng có hiệu quả, đời sống ngày càng được nâng cao. Cộng với việc, xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướng chủ đạo làm xuất hiện các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn từ quy mô quốc gia đến liên quốc gia, dòng di chuyển lao động không phải chỉ giới hạn trong một nước mà rộng rãi hơn, dễ dàng hơn từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển và ngược lại. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp thu hút được chuyên gia giỏi từ ngoài vào song là một thử thách với doanh nghiệp buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh găy gắt về lao động. Trước tình hình đó chiến lược về con người được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Thu hút lao động vào doanh nghiệp là việc khó nhưng sử dụng tốt tài năng của người lao động lại càng khó hơn.Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có sự phối hợp tốt giữa chủ - thợ ( người sử dụng lao động và người lao động)? Khai thác, phát huy tiềm năng trí tuệ đã trở thành nét đặc trưng và là yêu cầu cơ bản nhất của sự phát triển nhân lực của doanh nghiệp trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ. Một trong những chức năng của công tác nhân sự là xây dựng được mối quan hệ lao động(QHLĐ) tốt đẹp của doanh nghiệp. Bởi vì thông thường một doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, khi thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp thì sẽ có nhiệt thành làm việc của lao động làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, người lao động gắn bó hơn với tổ chức, đồng nghiệp, lãnh đạo, hoạt động của doanh nghiệp nhờ đó mà đạt hiệu quả cao. Khi QHLĐ trong doanh nghiệp trở nên xấu thì người lao động(NLĐ) chán nản, làm việc chỉ vì nghĩa vụ trách nhiệm không nhiệt tình hợp tác với lãnh đạo, công việc,thậm chí sẽ rời bỏ công việc, rời bỏ doanh nghiệp,… Như thế doanh nghiệp vừa mất NLĐ của mình, vừa không đưa đến xây dựng hình ảnh tốt trên thị trường lao động (thậm chí là thị trường hàng hoá nói chung). Việc xây dựng lên QHLĐ tốt đẹp không phải là của riêng ai, nó cần sự phối hợp giữa người sử dung lao động(NSDLĐ),NLĐ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16