Mã tài liệu: 220300
Số trang: 95
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,390 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty Cổ Phần Mê Kông
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập và tự do hóa thương mại diễn ra
mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Cùng với xu thế đó, Việt Nam
bằng những thành tựu phát triển kinh tế trong tiến trình đổi mới cũng đã và đang
tích cực hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bằng chứng cho thấy đó là những năm
gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Về xuất khẩu
hàng hoá, năm 2007, xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng
với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm
2006. Năm 2008, giá trị xuất khẩu hàng hoá ước đạt 65 tỷ USD, tương đương
73% GDP, tăng 33,9% so với năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
của năm 2008 đạt mức cao gấp nhiều lần so với những năm trước đó. Năm 2007
– 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc độ tăng GDP; Tổng kim
ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so với tổng giá trị GDP. Tuy
nhiên, năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu năm
này giảm còn 56,58 tỷ USD.
Việc mở ra các quan hệ ngoại thương ngày càng rộng rãi đặt ra những cơ
hội và thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt
Nam. Trong quá trình buôn bán với nước ngoài, thanh toán quốc tế là công việc
rất quan trọng mà mọi nhà xuất nhập khẩu đều hết sức quan tâm. Chất lượng của
hoạt động thanh toán sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt
động kinh doanh ngoại thương. Hơn nữa, thông qua hoạt động thanh toán quốc
tế các doanh nghiệp ngày càng thu hút nhiều khách hàng và có cơ hội khẳng định
vị thế của mình trên trường quốc tế, tăng thu nhập và phát triển ổn định trong
môi trường cạnh tranh. Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang
ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt
đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh
chóng hơn. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty Cổ Phần Mê Kông
Các doanh nhân cũng sử dụng chúng một cách thông dụng hơn trong hoạt động
giao thương của mình. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của nó nên hoạt động
thanh toán quốc tế rất dễ gặp rủi ro. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh
nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất
định được áp dụng trong từng lần giao thương. Chính vì vậy, việc tổng kết thực
tiễn tìm ra các giải pháp nhằm tìm ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh
toán quốc tế là một điều hết sức cần thiết.
Là một doanh nghiệp mới Cổ Phần Mê Kông phần hóa và tham gia vào thị
trường xuất khẩu trong thời gian gần đây. Tuy vậy, công ty Cổ Phần Mê Kông đã
đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong đó có sự
đóng góp không nhỏ của sự thành công của hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy
nhiên, do bản chất của hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động này khó tránh
khỏi những rủi ro. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về những phương thức
thanh toán quốc tế mà công ty áp dụng và qua đó đánh giá hiệu quả của chúng
đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty là điều hết sức cần thiết. Vì thế, em
đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạt
động xuất khẩu gạo của công ty Cổ Phần Mê Kông” để có thể đi sâu nghiên
cứu cách thức thanh toán của công ty với các đối tác nước ngoài. Đồng thời phân
tích hiệu quả của từng phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu gạo
của công ty. Từ đó có thể đánh giá được những lợi thế cũng như hạn chế của
từng phương thức mà có thể áp dụng phù hợp vào việc kinh doanh của công ty
nhằm góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ Phần Mê Kông.
1.1.2 Cở sở khoa học, thực tiễn
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, khi các quốc gia đều đặt
kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất
yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì hoạt động của TTQT ngày
càng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu và trở thành một hoạt động cơ
bản trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động TTQT là một mắt xích không
thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Vì thế,
việc nghiên cứu để nắm vững nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một yêu cầu cần
thiết đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu để giúp họ có thể nắm rõ đặc điểm
và cân nhắc để vận dụng phương thức thanh toán nào hợp lý hơn trong từng
trường hợp cụ thể.
Là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ ba khu
vực, sau Trung quốc và Ấn độ, Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng hoạt
động ngoại thương cới các nước trên thế giới. Những năm gần đây, doanh thu từ
xuất khẩu đã mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Đặc biệt là từ việc
xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đáng nói đến chính là mặt hàng gạo. Với
những điều kiện tự nhiên thuận lợi Việt Nam đã ngày càng khẳng định danh hiệu
nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thị trường thế giới. Đối với Đồng Bằng Sông
Cửu Long, là vựa lúa lớn nhất cả nước, xuất khẩu gạo hàng năm luôn dẫn đầu cả
nước về sản lượng và giá trị, hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ở
Đồng Bằng Sông Cửa Long đã và đang phát triển mạnh mẽ. Cùng với xu thế xuất
khẩu đó đó, hoạt động thanh toán quốc tế cũng gia tăng về số lượng và ngày càng
cải thiện được chất lượng.
Tuy nhiên, hiện tại, ở Việt Nam nói chung Đồng Bằng Sông Cửu Long nói
riêng, nhiều doanh kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn còn mắc phải những sai lầm
do chưa vận dụng hợp lý các phương thức thanh toán thích hợp với những trường
hợp cụ thể, gây nhiều thiệt hại cho bản thân hoặc tăng chi phí kinh doanh do phải
thay đổi chứng từ. Nhìn chung, điểm yếu của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu
này còn là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế. Phần lớn không
xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm
chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Một số doanh nghiệp, vẫn còn
nhiều hạn chế khi làm ăn với các đối tác nước ngoài, do không nắm rõ về tình
hình kinh tế chính trị của những nước đối tác hoặc do chính sách của họ thay đổi
thường xuyên, cũng còn nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng.
Điều này cho thấy, công tác nghiên cứu, tìm hiểu về các phương thức thanh toán
quốc tế trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung Đồng Bằng
Sông Cửu Long nói riêng vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Cho nên việc
nghiên cứu và phân tích hiệu quả của các phương thức thanh toán quốc tế trong
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam nói
chung, Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, đơn cử là Công ty Cổ Phần Mê
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty Cổ Phần Mê Kông
Kông Cần Thơ. Việc phân tích này sẽ giúp công ty phát hiện ra được những ưu
điểm cũng như những hạn chế của từng phương thức thanh toán để có thể áp
dụng hợp lý mỗi phương thức vào từng đối tác, từng thị trường cụ thể.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài có mục tiêu chung là tập trung phân tích các phương thức thanh toán
quốc tế mà công ty Cổ Phần Mê Kông đã sử dụng và hiệu quả của chúng trong
hoạt động xuất khẩu gạo của công ty. Đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả của việc thanh toán quốc tế nhằm có biện pháp phòng ngừa rủi ro
và vận dụng có hiệu quả các phương thức thanh toán vào từng hợp đồng cụ thể
để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài tập trung vào những mục tiêu cụ thể như sau:
Tìm hiểu về công ty và hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Cổ Phần Mê
Kông.
Phân tích các phương thức thanh toán quốc tế mà công ty đã áp dụng và
hiệu quả của từng phương thức trong trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo
của công ty.
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thanh toán
quốc tế của công ty
Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán
quốc tế của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại công ty Cổ Phần Mê Kông Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ năm 2008 đến 6 tháng đầu
năm 2010.
Thời gian thực hiện đề tài từ 09/09/2010 đến ngày 15/11/2010.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty Cổ Phần Mê Kông
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các phương thức thanh toán quốc tế mà công ty
Cổ Phần Mê Kông áp dụng và hiệu quả của từng phương thức thanh toán đó đối
với hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của công ty từ năm 2008 đến nửa đầu năm
20
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 17