Mã tài liệu: 208299
Số trang: 93
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 940 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
lời nói đầu
Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam trong hơn 10 năm qua là điều không thể phủ nhận. FDI đã đóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thúc đẩy, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu, tạo ra những cơ hội và ưu thế mới để tham gia có hiệu quả vào quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực.
Riêng Vĩnh Phúc, một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây - bắc của Thủ đô Hà Nội, trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng nhìn chung, Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế mang đặc trưng của một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy nguồn vốn FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Nhận thức được tầm quan trọng đó của FDI, Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh khác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại và thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút các dự án FDI và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song những năm gần đây, do bối cảnh trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn FDI vào tỉnh có xu hướng chững lại và có biểu hiện giảm sút. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm tới.
Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được trang bị những vấn đề lý luận, phương pháp luận có hệ thống và chiều sâu về kiến thức chuyên ngành kinh tế đối ngoại, em đã chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2010" làm nội dung nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp.
Khoá luận gồm có ba chương:
Chương I: Khái quát chung về FDI và FDI tại Việt Nam.
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2010
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16