Mã tài liệu: 208625
Số trang: 96
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 969 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7% một năm. Có được kết quả khả quan đó là do Việt Nam đang thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn bộ nền kinh tế do Đảng ta khởi xướng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, theo đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được tạo điều kiện để tồn tại và phát triển bình đẳng hơn với khu vực kinh tế quốc doanh. Có được điều kiện cần thiết để tồn tại và phát triển, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, từ đó, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay vẫn phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức đang kìm hãm đáng kể sự trưởng thành của khu vực kinh tế này, trong đó nổi bật là tình trạng thiếu vốn. Do thị trường chứng khoán ở nước ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, chưa đảm nhiệm được vai trò là kênh cung cấp vốn chủ đạo cho nền kinh tế, cộng với điều kiện tham gia thị trường còn tương đối cao đối với kinh tế ngoài quốc doanh; trong khi đó, vẫn còn tồn tại tâm lý rụt rè của người dân Việt Nam trong việc sử dụng vốn nhàn rỗi để góp vốn kinh doanh nên kinh tế ngoài quốc doanh khi thành lập, khác với kinh tế quốc doanh được cấp vốn từ Ngân sách Nhà nước, có nguồn vốn hình thành chủ yếu từ những khoản tiền tích góp được của từng cá nhân. Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta nhìn chung còn kém phát triển, thu nhập của người dân còn thấp nên khoản tiền tích góp được của từng cá nhân này không đủ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phải trông cậy rất nhiều vào việc vay vốn ngân hàng để bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, tuy nhiên, việc tiếp cận vốn ngân hàng của khu vực này trên thực tế còn không ít khó khăn, bất cập do cả nhân tố nội sinh và ngoại sinh. Điều này khiến các ngân hàng có vốn nhưng không cho vay được, còn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có nhu cầu lớn về vốn lại không được cho vay.
Xuất phát từ thực tiễn trên, người viết mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận:
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng, tín dụng ngân hàng và quá trình hình thành, phát triển của tín dụng ngân hàng tại Việt Nam.
- Tìm hiểu về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam, vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế Việt Nam cũng như những khó khăn, thách thức mà khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang gặp phải, từ đó nêu bật vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế này.
- Đi sâu tìm hiểu những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam trong thời gian qua, cũng như nguyên nhân của những kết quả, hạn chế đó.
- Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quan hệ giữa các ngân hàng và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, từ đó đề xuất một số biện pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực ngoài quốc doanh thông qua tìm hiểu những kết quả đạt được và những hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với việc vận dụng phương pháp thống kê, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề.
5. Những đóng góp của khóa luận:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng, tín dụng ngân hàng và làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam thông qua nêu rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế của hoạt động này.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm loại bỏ những hạn chế đó và hướng tới mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
6. Kết cấu của khoá luận:
ứng với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, khoá luận có tên “Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam” và có kết cấu gồm ba chương sau:
Chương 1: Khái quát về tín dụng và tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16