Mã tài liệu: 208269
Số trang: 112
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,111 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều là cây công nghiệp lâu năm có chu kỳ sống dài và giá trị kinh tế cao. Trong hơn 20 năm qua, cây điều được phát triển mạnh ở nước ta và đã thực sự chứng tỏ được giá trị của mình so với các loại cây trồng khác. Do thích hợp với khí hậu nhiệt đới và có đặc tính cố định đất, chịu hạn tốt, cây điều đã được người nông dân chọn trồng ở những vùng đất cát, đất đồi hoặc đất nghèo kiệt dinh dưỡng, vừa đem lại lợi ích kinh tế thiết thực, vừa góp phần tái tạo môi trường sinh thái một cách hữu ích và nhanh chóng. Cây điều còn được mệnh danh là cây của người nghèo, giúp ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc ở những vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, hạt điều Việt Nam bắt đầu cuộc chinh phục mới tới những thị trường rộng lớn với sức tiêu thụ mạnh gấp nhiều lần so với thị trường nội địa. Sản phẩm nông nghiệp non trẻ này đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế và trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của đất nước.
Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển cây điều, song trên thực tế, cũng giống như nhiều mặt hàng nông sản khác của nước ta, tình hình sản xuất và khả năng xuất khẩu các sản phẩm hạt điều vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, hiệu quả khai thác chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Cây điều Việt Nam hiện được trồng thiếu quy hoạch, công nghệ sản xuất, chế biến còn lạc hậu, không đồng bộ, chưa được đầu tư thâm canh một cách thích đáng, đặc biệt là hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm hạt điều chưa cao.
Do đó, việc tìm ra những giải pháp thực tiễn để Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều ra thị trường thế giới bằng những tiềm năng sẵn có trong sản xuất hạt điều, với định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước là một vấn đề mang tính cấp thiết được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, nhất là trong tình hình hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về thực tiễn và lý luận như đã phân tích ở trên, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam thời kỳ từ năm 1995 đến nay, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều Việt Nam trong thời gian tới với hy vọng góp một phần nhỏ bé nhưng thiết thực vào quá trình thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Việt Nam nói chung và mặt hàng điều nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề chính về cây điều Việt Nam như sau:
ý nghĩa của việc sản xuất, xuất khẩu hạt điều và đôi nét về thị trường điều thế giới
Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong những năm gần đây.
Xu hướng phát triển thị trường hạt điều thế giới trong những năm tới
Định hướng và triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều Việt Nam.
Các vấn đề được phân tích, nghiên cứu trong phạm vi giới hạn sau:
Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến hạt điều ở các khu vực trồng điều chủ yếu của Việt Nam từ miền Trung trở vào phía Nam.
Về thời gian: nghiên cứu thực trạng xuất khẩu điều trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến nay, qua đó đưa ra một số giải pháp mang tính thực tiễn để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều Việt Nam từ nay đến 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong kinh tế làm phương pháp luận cơ bản. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng kết hợp gồm có quan sát thực tế, so sánh, tổng hợp, phân tích thống kê, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu kinh nghiệm điển hình, cân đối và dự báo bằng các mô hình kinh tế . trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.
5. Kết cấu của khóa luận
Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của khóa luận được bố cục như sau:
Lời nói đầu
Chương 1: Vai trò của việc xuất khẩu hạt điều và Tổng quan về thị trường hạt điều thế giới
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam từ năm 1995 đến nay
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam
Kết luậ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 1071
⬇ Lượt tải: 19