Mã tài liệu: 295529
Số trang: 70
Định dạng: rar
Dung lượng file: 275 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI MỞ ĐẦU
*********************
Như chúng ta đều biết, với sự phát triển của thế giới ngày nay, không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển lại có thể sống trong sự biệt lập với thế giới bên ngoài. Ngược lại, sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng và tác động trực tiếp đến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá trên tất cả các lĩnh vực, theo các cung bậc khác nhau và trên những ngả đường khác nhau là tất yếu.
Với nước ta, trong giai đoạn đổi mới hiện nay khi mà Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại với phương châm là “bạn của tất cả các nước” và “mở cửa” nền kinh tế. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, sự giao lưu về chính trị – kinh tế – văn hoá - xã hội giữa nước ta với các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Đất nước đang thực sự hoà nhập vào cộng đồng quốc tế bằng cách tham gia ngày càng sâu sắc vào quy trình phân công lao động quốc tế và quốc tế hoá đời sống xã hội.
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và kinh tế đối ngoại thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu sức lao động là một trong những hướng trọng tâm và được ưu tiên, tại Nghị quyết Đại hội VIII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của Đảng, trong đó có chủ trương “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động”, phù hợp với sự phát triển trong nước và quốc tế. Công tác xuất khẩu lao động đã được thể chế hoá bằng Chỉ thị 41-CT/TW của Bộ Chính trị, Đề án xuất khẩu lao động trong thời kỳ 1998 – 2010 và Nghị định số 152/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
Tăng cường xuất khẩu sức lao động không chỉ góp phần giải quyết những mục tiêu kinh tế – xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao trình độ tay nghề và mức sống cho một bộ phận người lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, mà còn góp phần quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt nam với các nước, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt ở nước ngoài hướng về Tổ quốc.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, vấn đề việc làm đã và đang là một vấn đề nóng bỏng, tạo ra sức ép gay gắt, để lại những hậu quả kinh tế không nhỏ, từ năm 1980 đến nay, chúng ta đã tiến hành hoạt động xuất khẩu lao động, đưa người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đây là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại của nước ta.
Trong giai đoạn 1980-1990, Việt Nam đã đưa khoảng 300 ngìn lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Số lao động này chủ yếu đến làm việc ở Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu trước đây. Lao động ta cung ứng hoàn toàn do phía bạn bố trí sử dụng, tổ chức và chịu chi phí đào tạo.
Bước sang giai đoạn từ 1991 đến nay, việc xuất khẩu lao động đã có những thay đổi mới. Cơ chế đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở Nước ngoài theo quan hệ cung cầu và khả năng khai thác, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp cung ứng lao động theo định hướng và quản lý của Nhà nước. Hiện nay đã có 40 nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động và chuyên gia Việt nam. Song để cạnh tranh được với thị trường xuất khẩu lao động trên thế giới hiện nay đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về thực trạng thị trường xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay, đặc điểm của các thị trường nhập khẩu lao động cùng những giải pháp hữu hiệu và đồng bộ không những về phía nhà nước mà còn về phía các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động.
Xuất phát từ những nhận thức trên, cộng với những kiến thức tôi đã học tập tại trường và là một cán bộ quản lý làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Công ty Phát triển Công nghệ, Tin học và Cung ứng nhân lực, tôi đã lựa chọn đề tài “Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sức lao động tại Công ty Phát triển Công nghệ, Tin học và Cung ứng nhân lực.”
* Mục đích của đề tài:
Nhìn nhận hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian qua nói chung và tại Công ty Phát triển Công nghệ, Tin học và Cung ứng nhân lực nói riêng, đánh giá các kết quả đạt được cũng như những khó khăn hạn chế cần khắc phục tại Công ty, nhận định đặc điểm của công tác xuất khẩu lao động tại Công ty hiện nay, trên có sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Công ty.
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận chỉ giới hạn ở những vấn đề cơ bản nhất có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty Phát triển Công nghệ, Tin học và Cung ứng nhân lực hiện nay, những tồn tại và giải pháp khắc phục.
* Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp liệt kê và thống kê, phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn...
* Nội dung nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài tôi không có đủ khả năng giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra, ở đây tôi chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Công ty Phát triển Công nghệ, Tin học và Cung ứng nhân lực ở khía cạnh Quan hệ kinh tế quốc tế. Kết cấu của đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Chương II: Hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty Phát triển Công nghệ, tin học và Cung ứng nhân lực.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty Phát triển Công nghệ, Tin học và Cung ứng nhân lực.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì điều kiện và khả năng có hạn nên khoá luận sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em mong có sự lượng thứ của các Thầy cô và mong muốn được sự đóng góp những ý kiến của Thầy cô giáo và các bạn để sửa chữa khiếm khuyết của mình.
Cuối cùng cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những thầy cô giáo Trường ĐH Ngoại Thương đã chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt là Thầy giáo – Thạc sĩ Nguyễn Văn Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Bộ lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Chính sách – quản lý lao động, Phòng Thị trường, Trung tâm Thông tin tư vấn về XKLĐ Cục quản lý lao động với nước ngoài, Ban quản lý lao động tại Malaysia, Văn phòng KTVH tại Đài Bắc, Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam và Ban lãnh đạo Công ty Phát triển Công nghệ, Tin học và Cung ứng nhân lực và đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 153
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16