Mã tài liệu: 234615
Số trang: 125
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 900 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007. Một trong những thuận lợi lớn nhất khi Việt Nam tham gia vào tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu là có cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển dựa trên những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như những tiến bộ, cải tiến trong quá trình trao đổi mua bán quốc tế, từ đó sẽ hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phát triển. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động xuất khẩu đầy tiềm năng phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế rằng trong giai đoạn hiện nay, hoạt động xuất khẩu của nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo nhiều biến động bất lợi cho hoạt động kinh tế thế giới nói chung, cũng như nền kinh tế trong nước nói riêng. Trong bối cảnh đó, việc tìm ra một phương thức giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam an tâm hơn trước các rủi ro từ biến động thị trường, từ đó mạnh dạn thâm nhập vào những thị trường mới là một nhu cầu hết sức quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã ra đời như một giải pháp thiết yếu giúp các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, khôi phục được hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động bất thường trên phạm vi toàn cầu. Không chỉ vậy, loại hình bảo hiểm hết sức mới mẻ này còn được đánh giá là sẽ đóng góp không nhỏ trong việc giúp các doanh nghiệp trong nước, vốn mang tâm lý e dè rủi ro và bị động khẳng định lại được vị trí của mình trong sự phát triển đi lên của đất nước.
Mặc dù trong 5 năm qua, xuất khẩu Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia, chiếm từ 50-70% GDP/năm với tốc độ tăng trưởng 20%/năm nhưng việc bảo hiểm các khoản tín dụng xuất khẩu lại chưa được xem trọng. Các doanh nghiệp mới chỉ triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở mức 3-5% tổng giá trị hàng xuất. Đây là một tỉ lệ hết sức khiêm tốn so với nhiều nước trên thế giới. Trên thực tế, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến ở nhiều thị trường lớn trên thế giới như ở Châu Âu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đang phát triển rất nhanh, chiếm 80% thị phần trên toàn thế giới; tại nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước châu Mỹ như Brazil, Mỹ loại hình bảo hiểm này cũng đã được triển khai từ lâu1. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, đây lại là một hình thức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu hết sức mới mẻ, do đó, chưa được sử dụng rộng rãi. Nguyên nhân sâu xa là do các chủ thể tham gia vào quá trình trao đổi mua bán quốc tế như các doanh nghiệp xuất khẩu, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng xuất khẩu và các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có đủ thông tin cơ bản về cơ chế hoạt động của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như chưa nhận thức được các rủi ro hay xuất hiện trong giao dịch quốc tế như khả năng tài chính của đối tác nhập khẩu, rủi ro thanh toán, rủi ro tỷ giá , từ đó dẫn đến việc chưa tự trang bị cho mình những hiểu biết sâu rộng về các phòng ngừa rủi ro trong quá trình xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra thế giới vốn luôn được coi là những kiến thức rất cơ bản giúp việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.
Điều này cũng có thể lý giải bởi những thông tin cung cấp và các tài liệu nghiên cứu về loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ đưa ra những lý luận cơ bản, chứ chưa thực sự đi sâu phân tích mọi khía cạnh của loại hình này.
Với mong muốn và hi vọng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ ngày càng trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam như một công cụ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu hết sức đắc lực, nhóm nghiên cứu với đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam” sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên mọi khía cạnh nhằm giúp người đọc có cái nhìn rõ nét về loại hình bảo hiểm này với những vai trò quan trọng không chỉ đối với hoạt động xuất khẩu mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân. Dựa trên những lý luận cơ bản đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thành công trên thế giới. Điển hình là mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Mỹ và Brazil, hai quốc gia được coi là có hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được đánh giá là ưu việt và hiệu quả nhất trên thế giới. Từ việc so sánh, phân tích sự thích hợp của hai mô hình trên đối với Việt Nam, nhóm đề tài sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nhóm đề tài cũng tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu cũng như thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua, từ đó có đánh giá toàn diện về hiệu quả của hoạt động này dựa trên những so sánh về số liệu thống kê trên từng giai đoạn cụ thể cũng như các yếu tố ảnh hưởng như năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước và các biến động thị trường, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản khiến cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam.
Từ những phân tích nhận định ở trên, nhóm đề tài sẽ đưa ra những dự báo về tương lai của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong thời gian tới. Cuối cùng, dựa trên thực trạng, triển vọng phát triển của thị trường bảo hiểm tín dụng Việt Nam, và kết hợp với những bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hai nước Mỹ và Brazil, nhóm đề tài sẽ đề xuất một số phương hướng và giải pháp kiến nghị để hoàn thiện mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Những định hướng rõ ràng, có chiều sâu xét từ góc độ khách hàng sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (các doanh nghiệp xuất khẩu), đối tượng cung cấp (các công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ chức tín dụng xuất khẩu) và các cơ quan quản lý Nhà nước theo các nhân tố ảnh hưởng cả vi mô lẫn vĩ mô có thể sẽ là những đề xuất hoặc gợi ý quan trọng giúp cho mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sớm đạt được hiệu quả trong tương lai như mong đợi của không chỉ các doanh nghiệp trong nước, các tổ chức nước ngoài, mà còn của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16