Mã tài liệu: 208056
Số trang: 91
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 891 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LờI NóI ĐầU.
Qúa trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với quy mô ngày càng lớn trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Hay nói cách khác xu thế hội nhập đang trở thành xu thế chung và tất yếu đối với tất cả các quốc gia. Trong xu thế ấy, không một quốc gia nào muốn phát triển lại có thể đứng ngoài cuộc không tham gia vào quá trình vận chuyển các luồng vốn quốc tế, bởi vì hội nhập sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các nước, đặc biệt là các nước kém phát triển có thể đi tắt đón đầu trong việc tiếp cận với công nghệ mới, tận dụng các nguồn vốn từ bên ngoài, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho các nước này những thách thức, khó khăn. Với nền kinh tế nước ta hiện nay, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chưa cao, tỉ lệ tiết kiệm thấp. Để cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao mức sống cho dân, chúng ta không chỉ trông đợi vào nguồn vốn sẵn có ít ỏi của bản thân mình mà phải biết thu hút cả nguồn vốn từ bên ngoài. Sử dụng vốn vay nước ngoài hợp lý sẽ đem lại những hiệu quả hết sức to lớn, tạo được những lợi thế của những người đi sau, là sự chọn lựa thông minh để rút ngắn thời gian tích luỹ vốn, nhanh chóng phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng sử dụng vốn vay cũng chính là tạo cho mình một khoản nợ đáng kể. Chính vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ việc sử dụng nợ nước ngoài rất cần có một chiến lược cụ thể, hợp lý; nếu không chính các khoản nợ đó lại là những rào cản đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, cản trở quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới .
Vấn đề nợ nước ngoài đối với nhiều nước trên thế giới không còn là một vấn đề mới mẻ, nhưng vẫn là một vấn đề đáng lưu tâm. Đặc biệt trong thập niên 90 này, kể từ sau cuộc khủng hoảng nợ của Mexico vào năm 1994, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu á năm 1997 và gần đây nhất lại là cuộc khủng hoảng ở Argentina vào năm 2001-2002 với những hậu quả nặng nề về kinh tế xã hội thì vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài càng trở nên cấp thiết đối với các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia. Đối với Việt Nam nói riêng, vấn đề quản lý nợ nước ngoài là một vấn đề khá mới mẻ và vô cùng phức tạp nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang bước sang chặng đường đổi mới để hoà nhập vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới .
Để góp phần giải quyết những mặt hạn chế còn tồn tại, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý nợ nước ngoài nói riêng em đã chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho khoá luận tốt nghiệp của mình .
Nội dung của khoá luận gồm 3 chương :
Chương I : Nợ nước ngoài và vấn đề quản lý, sử dụng vay nợ nước ngoài của một quốc gia .
Chương II : Thực trạng của công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua .
Chương III : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1993 đến nay.
[URL="/downloads.php?do=file&id=1844"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 183
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16